Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

CNTT cần trở thành động lực phát triển kinh tế

Trong khi chưa có được những sơ kết và tổng kết cho mục tiêu giá trị 500 triệu USD công nghiệp phần mềm (CNPM) vào năm 2005, một bản dự thảo chiến lược phát triển CNPM cho giai đoạn 2006 - 2010 vừa được Bộ Bưu chính Viễn thông (Bộ BCVT) công bố để lấy ý kiến đóng góp. Mục tiêu cho giá trị CNPM ở thời điểm kết thúc giai đoạn này là 1 tỉ USD.

Chặng đường cần phải nhìn lại

Giữa năm 2000, bản dự thảo chiến lược CNPM cho giai đoạn 2000 - 2005 đã được thông qua với mục tiêu giá trị 500 triệu USD vào năm 2005. Chặng đường phát triển của CNPM Việt Nam kể từ đó đã có đường để đi với các khu phần mềm tập trung được ra đời không chỉ ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế... mà rất nhiều địa phương khác cũng theo quyết tâm đầu tư xây dựng để khỏi "thua chị, kém em". Không chỉ có các khu phần mềm thực mà còn có cả những dự án ảo trên Internet với đề án điển hình "Làng CNPM ảo" của một tiến sĩ Việt kiều và dự án này đã được chấp thuận hoạt động với tư cách là một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).

Tuy nhiên, trong khi chưa rõ "làng ảo" sẽ hoạt động như thế nào thì sự thật được đưa ra ánh sáng là người ta đã lợi dụng giấy phép ISP để thuê đường kết nối và chuyển lưu lượng các cuộc điện thoại từ nước ngoài về Việt Nam. Còn tại một khu phần mềm thực ở một tỉnh Bắc Trung Bộ, sự việc bị phanh phui năm 2003 đã lộ ra một đường dây "cò việc" làm rất nhiều người mất oan hàng chục triệu đồng để chạy việc vào đó.

Cũng trong năm 2003, khi CNPM Việt Nam đi được một nửa chặng đường, GS Chu Hảo - một trong các tác giả của bản đề án cho biết, con số 500 triệu USD không phải là do Chính phủ áp đặt mà được căn cứ theo những cam kết, đề xuất của các doanh nghiệp, các ngành với tổng định mức lên tới 1 tỉ USD. Như vậy 500 triệu USD như mục tiêu đặt ra chỉ bằng 50% so với tổng số được cam kết. Còn theo ý kiến từ phía các DN phần mềm thì nguyên nhân là nguồn nhân lực không đạt được chất lượng như mong muốn vì phải mất đến 2 năm, các kỹ sư CNTT ra trường mới có đủ các kiến thức và kỹ năng làm việc cần thiết để tham gia các dự án gia công, xuất khẩu phần mềm.

Theo con số mới nhất được Thứ trưởng Bộ BCVT Mai Liêm Trực công bố thì tổng giá trị của sản phẩm, dịch vụ phần mềm đến năm 2004 mới đạt khoảng 160 triệu USD, trong đó gia công xuất khẩu đạt 40 triệu USD, nghĩa là còn xa mục tiêu 500 triệu USD. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm trong một buổi làm việc với các DN phần mềm trong nước cách đây 1 tháng đã lưu ý chúng ta nên nhìn nhận đúng thực lực và tìm hiểu kỹ thị trường, tránh đưa ra những mục tiêu viển vông, xa rời thực tế.

Và con đường phía trước

Không thể phủ nhận rằng có nhiều doanh nghiệp hết sức thành công trên thương trường phần mềm với những kết quả rất đáng khích lệ. Hài Hoà, một công ty tin học chuyên làm phần mềm về xây dựng và giao thông rất thành công với thị trường trong nước đã chính thức liên doanh với một đối tác Na Uy giữa năm 2003 để tiếp tục phát triển sản phẩm này nhằm xuất khẩu. Ông Nguyễn Nhật Quang - giám đốc Cty cho rằng sẽ là sai lầm lớn nếu chúng ta quá thiên lệch theo hướng coi CNTT nói chung và CNPM nói riêng là công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn bởi cả CNTT và CNPM phải luôn gắn với một cái gì đó rất cụ thể.

Thành công của Hài Hoà được phát triển từ xuất phát điểm của họ là những kỹ sư xây dựng có nhu cầu tính toán thiết kế và các phần mềm phục vụ chuyên ngành. Như vậy, bài toán nhân lực đầu vào của Hài Hoà có lẽ đã được tính theo một tiêu chuẩn ngược lại so với các nhà làm phần mềm xuất khẩu. Nhân lực đó phải có chuyên môn về lĩnh vực cần ứng dụng CNTT cùng với các kiến thức, kỹ năng phát triển phần mềm.

Cũng cần lưu ý, mục tiêu 500 triệu USD giá trị CNPM đến năm 2005 không chỉ là gia công, xuất khẩu. Và đương nhiên với thị trường nội địa thì cũng không chỉ là phần mềm kế toán, quản lý. Theo nhận xét của GS Trịnh Đình Đề - Tổng Thư ký Hội Tự động hoá Việt Nam, đáng tiếc là ngành CNPM hiện nay được không ít người nhắc đến trên các phương tiện truyền thông lại đang tách rời với sản xuất hàng hoá, tách rời với nền công nghiệp hiện có. CNPM hiện được nhiều người quan tâm ở trên đang tác động ở tầng quản lý và thực chất là trợ giúp điều hành những quá trình gián tiếp của sản xuất như thống kê, kế hoạch, quản lý nhân sự, kho tàng, tài chính, lưu thông phân phối...

Theo các chuyên gia tự động hoá, phát triển CNTT nói chung và CNPM nói riêng muốn đi đến thành công thì phải đặt mục tiêu cho nó là vì sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Theo cách nhìn đó, CNTT và CNPM chính là động lực cho sự phát triển chứ không phải là công nghiệp mũi nhọn, trọng điểm. Nếu làm được điều đó, rất có thể con số mục tiêu 1 tỉ USD giá trị CNPM vào năm 2010 sẽ nằm trong tầm tay?

Các tin tức khác:

Hai bạn trẻ & Nhật ký web chất độc da cam

Siêu máy tính: Cuộc chạy đua vì niềm tự hào quốc gia

15 thủ thuật âm thanh kỹ thuật số

Truyền hình trực tiếp qua... ĐTDĐ

Những thiết bị điện tử tinh xảo nhất tháng giêng

Spyware gia tăng gấp 3 trong một quý

Các chương trình chống spam hay nhất - Phần cuối

Tải xuống quá nhiều sẽ mất băng rộng

'MU Việt Nam' sẽ thoả mãn sự chờ đợi của người hâm mộ

CSU/DSU – một thành phần tất yếu của mạng WAN

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone