Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Cityphone Hà Nội: Liệu có... cháy số?
Từ cuối tháng 9, CityPhone áp dụng đợt khuyến mãi đặc biệt và số lượng khách hàng đăng ký dịch vụ tăng vọt gấp hàng chục lần. Hiện tại, vào tháng 10/2004, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 khách đăng ký mạng CityPhone.
Thuê bao CityPhone ngày càng có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng dung lượng tổng đài hiện tại chỉ có khả năng đáp ứng được 60.000 số. Liệu có tình trạng 'cháy số', không phát triển thuê bao Cityphone mới, tại Hà Nội thời gian tới? Phóng viên VietNamNet đã có cuộc phỏng vấn với ông John Yeh - giám đốc kỹ thuật hãng UT Starcom (Mỹ) - nhà cung cấp thiết bị và máy đầu cuối dịch vụ CityPhone.
- Thưa ông, sắp tới, tổng đài Cityphone tại Hà Nội có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng?
- Ông John Yeh: Hiện tại, dung lượng số của tổng đài tại Hà Nội là 60.000. Trong khi đó, thuê bao Cityphone đã phát triển lên tới con số 56.000 thuê bao. Chính vì lẽ đó, có thông tin là sẽ cháy số, cung không đủ cầu. Trên thực tế, hiện tại, chúng tôi đã tăng cường lắp thêm hai tổng đài, sẽ nâng dung lượng từ 60.000 số lên 100.000 số. Điều này chứng tỏ sẽ không có hiện tượng cháy số.
Như vậy, từ nay đến cuối năm 2004, CityPhone có thể đáp ứng cho khoảng 50.000 khách đăng ký hoà mạng mới. Sau đó, từ đầu năm 2005 chúng tôi sẽ triển khai dự án pha III, phát triển thêm khoảng hơn 100.000 số, nâng tổng dung lượng tổng đài lên 240.000 số.
Ông Hoàng Thanh Chung, phó giám đốc Bưu điện Hà Nội - đơn vị chủ quản mạng Cityphone Hà Nội, cho biết: Giá cước liên lạc của CityPhone trước đây là 500đ/phút đã được giảm xuống còn 400đ/phút. Mức cước hoà mạng CityPhone đã giảm xuống còn 100.000đ/máy/lần. Như vậy, cước hoà mạng và cước thông tin của CityPhone sẽ không giảm nữa. Tuy nhiên, Bưu điện Hà Nội cũng đã đề xuất lên Tổng Cty Bưu chính - Viễn thông VN xin giảm cước thuê bao hàng tháng của CityPhone từ mức 45.000đ/tháng xuống còn 32.000đ/tháng trong thời gian tới. |
- Hoạt động của UTStarcom trong lĩnh vực điện thoại di động Cityphone tại Việt Nam?
- Dự án CityPhone tại Hà Nội và thành phố HCM được triểb triển khai đến nay đã đạt dung lượng 160 nghìn số với trên 110 nghìn thuê bao. Hiện chúng tôi đã lên kế hoạch tối ưu hoá mạng để triển khai trong một tương lai gần với mong muốn đưa dịch vụ này đến với nhiều người hơn nữa.
Sắp tới, chúng tôi sẽ cung cấp thị trường Việt Nam loại máy CityPhone thẻ sim. Từ 1/10/2004, UTStarcom có thử nghiệm ở Trung Quốc loại máy này.
- Và việc hợp tác của UTStarcom trong các lĩnh vực viễn thông khác?
- Cùng với Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), UTStarcom dự định sẽ giới thiệu các dòng sản phẩm sau đây: tổng đài Softswitch (mSwitch) phục vụ cho mạng NGN tương lai và Hệ thống tổng đài truy cập băng rộng IP-DSLAM - đây là hai công nghệ hiện chúng tôi đang đứng thứ hai trên thế giới về thị phần.
Ngoài ra, còn một số sản phẩm khác, như: thiết bị truyền dẫn quang SDH (dòng sản phẩm Netring 600, 2500, 1000) (STM1-STM64); giải pháp không dây micro-cell PWLAN (WiFi và PHS được hỗ trợ vô tuyến) cho công nghệ 3G với chi phí rẻ. Giải pháp di động 3G hoàn chỉnh của UTStarcom: CDMA 2000; WCDMA; TD-CDMA. Các thiết bị tổng đài nội bộ truy nhập vô tuyến không dây (E-Box và Q-Box) dùng cho doanh nghiệp và gia đình.
- Đánh giá của ông về xu hướng phát triển viễn thông Việt Nmagian tới?
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể trong công nghệ viễn thông. Tổng đài kỹ thuật số đã được đưa vào ứng dụng ở Việt Nam từ những năm 1990, nay đang chuyển sang công nghệ NGN với nhiều loại hình dịch vụ đa dạng hơn. Công nghệ di động thế hệ 2G (GSM/CDMA/iPAS) sẽ tiến tới 3G trong tương lai gần, do các giá trị thực của công nghệ 3G đang được khám phá và chứng thực.
Chúng ta sẽ còn thấy nhu cầu đối với công nghệ truyền số liệu băng thông rộng như DSL và WiFi sẽ còn hướng tới những giải pháp truy cập Internet không dây tốc độ cao với giá cả thấp hơn nữa. Công nghệ truyền dẫn SDH, WDH sẽ được triển khai để đáp ứng nhu cầu truyền lưu lượng đang ngày càng tăng. Vệ tinh thông tin và truyền hình cùng các dịch vụ tiên tiến khác dự kiến sẽ mang lại sự tiện lợi và giá trị chưa từng có cho người sử dụng.
Những ứng dụng này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ của cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Không bị kìm hãm bởi những đầu tư lớn vào việc nâng cấp các công nghệ cũ kỹ trước đây như các nhà khai thác dịch vụ lâu năm tại các nước phát triển đang phải đối mặt, cơ sở hạ tầng viễn thông của Việt Nam đang có cơ hội tiến xa với các dịch vụ hoàn thiện hơn, giá cả phải chăng hơn và công nghệ tiên tiến hơn để cung cấp cho khách hàng. Xu hướng nền kinh tế phát triển nhanh, người dân xứng đáng được hưởng dịch vụ viễn thông tiên tiến, như tại Trung Quốc.
Một ví dụ khác cho chiến lược “Thành công của khách hàng là thành công của chính chúng tôi” là sản phẩm IP-DSLAM. Sản phẩm của chúng tôi đã giúp Yahoo BB tăng thêm bốn triệu thuê bao trong một thời gian kỷ lục. Trong quá trình phát triển, dựa trên các giải pháp của UTStarcom, Yahoo BB đã có thể cung cấp cho các khách hàng sử dụng các dịch vụ phong phú như điện thoại BB giá rẻ, nội dung chương trình truyền hình qua vệ tinh phong phú và mạng GEPON tạo ra khả năng truy cập băng thông rộng chưa từng có với giá cả rất phải chăng.
Tôi tin tưởng rằng sắp tới, Việt Nam cũng sẽ sớm cung cấp những dịch vụ này tới đông đảo mọi người.