Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Chủ tịch ICANN: ‘Chỉ có thể thay đổi Internet ở trên nóc’

Chèo lái guồng máy điều hành mạng thông tin toàn cầu trong một giai đoạn đầy sóng gió, Vint Cerf, người được biết đến nhiều hơn trong vai trò khai sinh ra World Wide Web và là đồng tác giả của các giao thức TCP, IP, tỏ ra rất tự tin với vai trò của tổ chức do ông lãnh đạo.

"Ai sẽ quản lý Internet?" giờ đây không còn là một câu hỏi có tính hàn lâm. Từ năm 1998, trách nhiệm giám sát tên miền và địa chỉ web đã thuộc về Tổ chức mã số và tên miền quốc tế, gọi tắt là ICANN, một pháp nhân phi lợi nhuận có trụ sở ở Marina Del Ray, California (Mỹ). Trong 6 năm qua, ICANN đã giành được những thành công đáng kể khi mở ra một con đường giải quyết những tranh chấp về tên miền, khuôn khổ hóa một số cơ chế đặc biệt mà chính phủ Mỹ đề xướng và phê chuẩn một loạt tên miền hàng đầu như .aero hay .museum. Trong vai trò trung gian điều phối, ICANN cũng đã vượt qua những áp lực rất lớn từ nhiều phía, nhất là của những công ty có vai trò cung cấp các dịch vụ quan trọng của Internet.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng giờ đây đang có những dấu hiệu cho thấy cơ cấu quản lý Internet có vẻ như đã đạt đến một ngưỡng cần có sự chuyển biến. Ở trong nước, ICANN đang là mục tiêu tấn công của VeriSign. Công ty rất có ảnh hưởng đối với Internet này tháng trước đã lập hồ sơ thưa kiện ICANN với lý do họ đã liên tục bị tước đoạt cơ hội kinh doanh từ một quyền đã được chính phủ Mỹ cho phép: Điều hành cơ sở dữ liệu các tên miền .com và .net. Trên bình diện quốc tế, ICANN phải đương đầu với áp lực của Liên Hợp Quốc. Tổ chức quốc tế lớn nhất thế giới cũng muốn có một vai trò lớn hơn trong việc điều hành mạng thông tin toàn cầu, nhất là từ khi một trong những cơ quan của họ năm 1999 đề xuất ý tưởng thu phí 1 cent/100 e-mail.

Trả lời phỏng vấn của mạng tin CNet, Chủ tịch Vint Cerf tỏ ra khá thận trọng khi đề cập đến những vấn đề nhạy cảm này.

- Giám đốc điều hành VeriSign, Stratton Sclavos, gần đây tuyên bố ICANN đang cản trở sự phát triển và phát minh của Internet. Ông nghĩ thế nào?

- Tôi không thấy ngạc nhiên lắm khi nghe điều đó. Tuy nhiên, chỉ xin trả lời bằng một ví dụ sau. Cách đây không lâu, Lực lượng điều hành kỹ thuật Internet (IETF) đã bắt đầu nghiên cứu một ý tưởng mà nay được biết đến dưới cái tên ENUM. Giao thức này là một sự bổ sung đáng kể vào chức năng của hệ thống tên miền (DNS). Khái niệm này được áp dụng như một kim chỉ nam cho việc điều hành, vốn vẫn là một phạm trù rất rộng. ENUM là một hình thức lưu hồ sơ kiểu mới nhưng nó không có bất cứ ảnh hưởng nào tới các dịch vụ đã và đang tồn tại. Do đó đây sẽ là một sự tăng cường đáng kể về chức năng và là một phương thức sáng tạo trong sử dụng DNS. Vì lý do này, ICANN sẽ phối hợp chặt chẽ với các đối tác khác, trong đó có Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) và Hội đồng kiến trúc Internet, để đưa toàn bộ các cơ chế hiện hành vào việc phục vụ ENUM.

- VeriSign nói rằng họ vẫn đang chờ đợi một sự giải thích bằng văn bản của ICANN về các vấn đề kỹ thuật mà Site Finder có thể gây ra. ICANN sẽ đáp ứng yêu cầu của họ?

- Rất có thể. Theo tôi biết, một ủy ban đặc biệt đang tìm kiếm sự hỗ trợ hành chính để hoàn tất báo cáo này. Điều đó có nghĩa là chúng tôi rất nỗ lực giải quyết tranh chấp.

- Một số nhà quan sát coi việc VeriSign kiện ICANN là một ví dụ về sự “xung đột văn hóa” trên quy mô rộng giữa các kiến trúc nguyên thủy của Internet và doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận. Vậy theo ông, bản chất của vấn đề là gì?

- Thành thực mà nói, với tôi, quá trình thương mại hóa những bộ phận khác nhau của Internet đã đem lại những tác động ngoài ý muốn. Nếu như là thời điểm năm 1988, tôi ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng thương mại hóa như của VeriSign, dựa trên cơ sở là nếu chúng ta không xây dựng một mô hình thương mại có khả năng tạo ra đủ nguồn thu để mạng thông tin toàn cầu tự tồn tại thì về lâu về dài, chính phủ Mỹ không thể có khả năng hỗ trợ nó mãi mãi. Tác dụng phụ của việc thương mại hóa này và cũng là căn nguyên phát sinh cuộc đụng độ là: Kiến trúc Internet có một đặc điểm riêng biệt, dựa vào đó nó quyết định cái gì có thể và không thể thực hiện một cách dễ dàng. Chúng ta có thể bổ sung vô vàn chức năng bên lề Internet. Nó là một cấu trúc nhiều lớp và ở những tầm cao hơn thì hoàn toàn đơn giản khi bổ sung một chức năng mới mà không gây xung đột với hoạt động của những hệ thống ở tầm thấp hơn, Tuy nhiên, nếu chúng ta cố gắng thay đổi xương sống của cả hệ thống hay các yếu tố cốt lõi của nó thì sẽ rất khó khăn.

- Xin ông ví dụ rõ hơn?

- Hãy nhìn lại một quãng đường đầy khó khăn khi đi từ IPv4 sang IPv6. Đây là một bộ phận trung tâm vô cùng quan trọng trong kiến trúc của Internet và việc bổ sung IPv6 là một thách thức lớn và cũng là một quá trình rất chậm. Chúng tôi đang bắt đầu nhìn thấy một số chuyển biến, đặc biệt là ở châu Á, châu Âu và nhất là ở Bắc Mỹ. Càng tiến gần hơn đến lõi của hệ thống thì càng khó thực hiện những thay đổi.

Tóm lại, những đổi mới mà chúng ta chứng kiến trên Internet trong gần hai thập kỷ qua chủ yếu diễn ra ở những tầm cao của giao thức, hay nói cách khác là ở rìa mạng. Web vốn không phải là một phần trong cấu trúc nguyên thủy của Internet và cũng không cần phải đóng vai trò ấy bởi vì nó nằm trên đỉnh của cấu trúc này. Rất nhiều ứng dụng nằm trên đỉnh của web, chẳng hạn như việc truyền hình ảnh và âm thanh, thậm chí một số chức năng VoIP hay nhắn tin nhanh,…tất cả đều được bổ sung ở thượng tầng cấu trúc của giao thức và điều đó thì đơn giản hơn nhiều. Do đó, nếu ở đây nảy sinh một cuộc xung đột thì tôi không nghĩ đó là cuộc xung đột văn hóa mà nó có tính vật lý thì đúng hơn. Tại sao ư? Hệ thống có một cấu trúc có khả năng kéo giãn chỉ theo một số chiều nhất định và rất khó kéo giãn theo chiều khác.

- Với quan điểm từ từ chấp nhận mọi thứ thì có lợi hơn, ICANN đã phê chuẩn đủ tên miền hàng đầu mới hay chưa khi mà tổ chức của ông gần đây mới chỉ bổ sung được có một vài cái như .aero, .biz…?

- Khi nghĩ đến các vấn đề phát sinh từ những tên miền hàng đầu này, tôi không cho rằng việc có một số lượng càng lớn thì càng hữu ích. Chúng tôi vẫn thấy có quá nhiều tác dụng phụ khi có thêm tên miền. Ví dụ, hiện nay ở Rome (Italy) đang diễn ra một hội nghị tranh luận về những khó khăn liên quan đến một phần mềm nào đó gây rắc rối trong việc nhận dạng những tên miền dài hơn 3 ký tự. Nhiều nhà phát triển phần mềm cho rằng dù thế nào chăng nữa, tất cả các tên miền chỉ nên có 2 hoặc là 3 ký tự. Chúng tôi vẫn đang tìm lời giải thích lý do tại sao những tên miền như .aero (4 ký tự) lại không thể hoạt động.

Ở một khía cạnh khác, chúng tôi bắt đầu tự hỏi liệu có 10.000 tên miền hàng đầu sẽ thực sự là một công cụ hữu ích. Một số người coi tên miền hàng đầu là một loại mục lục của Internet. Tuy nhiên, đó là một dạng mục lục còn rất “thô”. Chúng ta đều biết còn có nhiều công cụ tìm kiếm tinh xảo hơn nhiều. Những dịch vụ ‘search’ như của Google và nhiều công ty khác có lẽ còn tinh vi hơn, xét về khả năng phát hiện một website cụ thể nào đó, thay vì sử dụng các tên miền hàng đầu như là một loại từ đồng nghĩa. Dù sao thì tôi cũng không bảo rằng điều đó có nghĩa là chúng ta đừng bao giờ nên tạo ra bất cứ tên miền hàng đầu mới nào. Ý tôi muốn nói đây chỉ là một cách nhìn khác thôi.

- Trong đợt xem xét sắp tới, theo ông sẽ có bao nhiêu tên miền mới được ICANN phê chuẩn?

9 tên miền hàng đầu xin được phê chuẩn lần này là .asia, .cat, .jobs, .mail, .mobi, .post, .tel, .travel và .xxx. 

- Chưa có bất cứ một nhóm cụ thể nào được khoanh vùng là sẽ được chấp nhận. Điều này khác với những tiền lệ. Lần này, chúng tôi đang cố gắng áp dụng một thủ tục sẽ được thực hiện thường lệ hơn về sau, sử dụng một quy trình đánh giá rõ ràng. Tuy nhiên, chúng tôi không hạn chế số lượng hồ sơ xin đăng ký và nói chung, một khi hồ sơ được thuyết minh đầy đủ thì có thể coi như chắc chắn sẽ được phê chuẩn.

- Vậy sớm nhất là khi nào những tên miền hàng đầu đang chờ phê chuẩn này sẽ đi vào hoạt động?

- Quy trình đánh giá bắt đầu vào tháng 7 hoặc tháng 8, tùy thuộc vào việc sắp xếp trình tự xử lý những hồ sơ này thế nào. Nếu một hồ sơ được trình bày rất rõ ràng và đáp ứng tất cả mọi tiêu chí thì đương nhiên sẽ đỡ tốn thời gian hơn. Nhưng đấy là chưa kể quãng thời gian mà đơn vị xin cấp tên miền này thực sự đưa dịch vụ vào hoạt động.

- Với số nhân viên gần 30 người, ngân sách của ICANN đang tăng lên mỗi năm và hiện đạt tới 10 triệu USD. Nhiều người nghi ngờ ICANN đã đi quá vai trò xây dựng một sự phối hợp và liên kết mà cộng đồng Internet ủy thác. Phải chăng đang có một sự phân rã?

- Trước hết, có lẽ nên so sánh quy mô và khối lượng công việc của ICANN với những tổ chức cùng loại, chẳng hạn như Ripe NCC hay một số đối tượng khác đang hoạt động trong môi trường Internet. Quy mô của chúng tôi hoàn toàn khác. Nói chung là mọi thứ đều rất phức tạp. Việc quyết định có nên cho thêm một tên miền đăng ký vào cơ sở dữ liệu hay không hoàn toàn không đơn giản tý nào. Ví dụ như Nigeria là một trường hợp rất phức tạp. Khi phê chuẩn tên miền .ng, thậm chí tổng thống nước này cuối cùng cũng đã phải nhảy vào cuộc để giải quyết bất đồng ngay trong nội các của ông ta xoay quanh vấn đề bộ phận nào của chính phủ sẽ chịu trách nhiệm về tên miền này. Ví dụ trên cho thấy thật khó khi nói là có hay không một sự phân rã, nhất là ở địa vị của một tổ chức như ICANN. Nhiều chuyện còn phức tạp hơn như vậy cho nên cũng không thể nói ICANN đi quá xa vai trò điều tiết khi mà bản thân các bộ phận khác tham gia Internet còn như vậy.

- Vụ kiện của VeriSign có liên quan gì đến việc hội đồng ICANN mới đây bỏ phiếu phê chuẩn Dịch vụ danh sách chờ WLS?

WLS là một đề xuất gây tranh cãi của VeriSign, theo đó những ai muốn mua tên miền .com và .net sẽ được xếp vào một danh sách chờ, người đến trước thì được mua trước. 

- Hoàn toàn không liên quan. WLS đã được đưa vào hoạt động gần 2 năm nay, nên việc bỏ phiếu đó cũng chỉ là một phần thủ tục tiếp theo của quá trình.

- Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) thuộc Liên Hợp Quốc có vẻ ngày càng quan tâm đến lĩnh vực Internet. Ông coi họ là đối thủ hay đối tác?

- Sự quan tâm của họ phản ánh việc chính phủ nhiều nước đang bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của Internet đối với các lợi ích kinh tế của mình. Trong lĩnh vực này, ICANN là tổ chức duy nhất có chính sách điều chỉnh rõ ràng đối với một phần của Internet cho nên việc chúng tôi bị “soi mói” nhiều cũng là tất nhiên. Tôi hy vọng rằng ủy ban mà Tổng thư ký Kofi Annan vừa thành lập khi nghiên cứu vấn đề quản lý Internet sẽ nhận ra rằng đây là một chủ đề cực rộng, bao trùm một khoảng không gian và những phạm trù vượt ra ngoài những gì ICANN phụ trách. Trong vai trò là chủ tịch, tôi hoàn toàn không có ý định mở rộng trách nhiệm của ICANN quá phạm vi hiện nay. Nhưng tôi nghĩ rằng có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc sử dụng Internet đang thu hút sự quan tâm của công chúng và cũng là phạm vi xử lý của chính phủ các nước.

- Theo ông, có lĩnh vực nào mà ICANN nên rút lui và nhường lại quyền cho một cơ quan Liên Hợp Quốc?

- Hiện nay thì không. Điều đó sẽ đến khi chúng tôi không còn vận hành tốt trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Các tin tức khác:

Giáo hoàng mất tên miền benedictXVI.com

My Yahoo: Hãy tạo 1 Yahoo cho riêng Bạn

VNPT xây dựng tuyến cáp quang biển Bắc-Nam

Tổng hợp các website về âm nhạc

Viết bài PR trên báo (Advertorials)

Intel bổ sung chipset 945 riêng cho dòng Pentium IV

Năm 2005 sẽ có thư viện điện tử lớn nhất Việt Nam

Hiển thị kích thước thật cho hình vẽ trong Corel

Xuất hiện Trojan tấn công vào Windows XP SP2

Lừa đảo sẽ là nguy cơ an ninh mạng số 1

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone