Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Chính phủ điện tử Việt Nam: Vì sao tụt hạng 15 bậc?

Chỉ số chính phủ điện tử (CPĐT) Việt Nam tụt hạng 15 bậc có nguyên nhân chủ quan là dịch vụ CPĐT trong nước qua các website tăng trưởng chậm, nhưng cũng có nguyên nhân khách quan là sự sai sót của Liên Hiệp Quốc và ITU đối với các số liệu để tính chỉ tiêu hạ tầng viễn thông...

 

Tụt 15 bậc

 

Chỉ số CPĐT đo năng lực và mức độ sẵn sàng của từng quốc gia trong việc xây dựng CPĐT dựa trên nền tảng CNTT và truyền thông phát triển đất nước. Năng lực được đánh giá qua mức độ đầu tư tài chính, hạ tầng, nguồn nhân lực, chính sách, tổ chức quản lý; còn mức độ sẵn sàng được đánh giá qua khả năng cung cấp thông tin và tri thức cho dân chúng và doanh nghiệp.

 

Báo cáo mới nhất của UNPAN - mạng lưới trực truyến về hành chính công và tài chính của Liên Hợp Quốc - công bố tháng 2/2005 cho thấy, chỉ số CPĐT của Việt Nam trong năm 2004 là 0,338 - xếp thứ 112 trên tổng số 191 nước, thấp hơn điểm số trung bình (0,413) của 191 nước và tụt 15 bậc so với thứ hạng 97 được xếp năm 2003. Trong số các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình Dương được xếp trong Top 25 có Hàn quốc (#5), Singapore (#8) và Nhật Bản (#18). Hàn Quốc được đánh giá là có sự phát triển vượt bậc, tăng 13 bậc so với năm 2003 và chỉ xếp sau 4 nước Mỹ, Anh, Đan Mạch và Thụy Sỹ. Hàn Quốc cùng với Singapore được xếp vào danh sách các nước điển hình (best practice) trong triển khai CPĐT. Các nước khác trong khu vực dù thứ bậc chưa cao nhưng cũng tăng hạng khá nhiều như Trung Quốc (+7), Thái Lan (+6). Giảm hạng nhiều nhất trong khu vực là Việt Nam, Indonesia (cùng giảm 15 bậc) và Philippine (giảm 14 bậc).

 

Chỉ số CPĐT được tính dựa trên 3 yếu tố cơ bản: sự hiện diện của các trang web do chính phủ xây dựng, hạ tầng CNTT-truyền thông và nền giáo dục đào tạo. Các yếu tố này được tính và thể hiện qua 3 chỉ tiêu:

 

- Chỉ số web (Web Measure Index)

 

- Chỉ số hạ tầng viễn thông (Telecommunication Infrastructure Index)

 

- Chỉ số nguồn nhân lực (Human Capital Index)

 

Các chỉ số này được tính cho từng nước với điểm số từ 0 đến 1, chỉ số CPĐT là trung bình cộng của các chỉ số này.

 

Chỉ số WEB

 

Chỉ số web được đánh giá thông qua sự hiện diện và nội dung của các website chính phủ, chủ yếu là website của các bộ ngành liên quan đến những dịch vụ cơ bản cho dân chúng, bao gồm: Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Bộ Tài Chính, Bộ Lao Động-Thương Binh-Xã Hội và Bộ Y Tế. Được biết, trong 191 quốc gia trên thế giới, có 13 nước chưa có website nào của chính phủ. Với 178 nước còn lại, UNPAN đã khảo sát 50.000 chức năng và dịch vụ trực tuyến trên các website. Điểm số cho Web Index của Việt Nam năm 2004 là 0,143 - xếp thứ hạng 124, thấp hơn khá nhiều so với điểm số 0,183 năm 2003. Nguyên nhân của sự giảm sút này của Việt Nam được Liên Hiệp Quốc chỉ ra khá rõ: ”Các thông tin và dịch vụ trực tuyến liên quan đến giáo dục đào tạo đã triển khai từ năm 2003 nhưng đến thời điểm khảo sát năm 2004 thì không thấy đâu cả” (Báo cáo của UNPAN, trang 34).

 

Chỉ số hạ tầng viễn thông

 

Chỉ số hạ tầng viễn thông được tính dựa trên các thông số về mật độ máy tính, người đăng ký Internet, người dùng Internet, điện thoại, điện thoại di động, ti vi, và chủ yếu dựa trên số liệu của ITU và một số số liệu thống kê khác của Liên Hiệp Quốc và Ngân Hàng Thế Giới. Chỉ số này của Việt Nam năm 2004 là 0,040 - thấp hơn chỉ số 0,048 của năm 2003. Trên thực tế, tốc độ phát triển hạ tầng viễn thông-Internet của Việt Nam trong các năm qua rất tốt, việc tụt hạng chỉ có thể lý giải bởi một trong hai lý do: Các nước khác tăng trưởng tốt hơn hoặc số liệu sai. Thật may mắn là Liên Hiệp Quốc sai! Sau đây là các chỉ số được UNPAN dùng để tính Telecom Index cho hai năm 2003 và 2004:

 

Năm 2004, số liệu thống kê về hạ tầng viễn thông Việt Nam được Liên Hợp Quốc lấy từ nguồn ITU (trích từ báo cáo Digital Access Index Data công bố 11/2003, http://www.itu.int/ITU-D/ict/dai/medium.html) - đây là số liệu cũ đã được lấy tính cho năm 2003, lại còn bị ITU trích sai (số điện thoại năm 2004 thấp hơn số điện thoại năm 2003!). Theo báo cáo của ITU (http://www.itu.int/ITU-D/ict/statistics/) công bố tháng 5/2004, số liệu tương ứng năm 2003 của Việt Nam lẽ ra phải như sau:

 

Số liệu chính thức do Việt Nam công bố còn cao hơn nhiều: đến cuối năm 2004, tỷ lệ người dùng Internet/1000 dân là 74,4, số điện thoại/1000 dân là 120,6 và số điện thoại di động/1000 dân là 54,5.

 

Chỉ số nguồn nhân lực

 

Chỉ số nguồn nhân lực lấy theo UNDP, xếp hạng từng quốc gia dựa trên tỷ lệ người biết chữ và tỷ lệ học sinh vào các cấp. Để tính chỉ số CPĐT 2004, UNPAN dựa vào chỉ số nguồn nhân lực 2003 do UNESCO công bố. Với Việt Nam chỉ số này khá cao (0,83) - chỉ thấp hơn một chút so với chỉ số nguồn nhân lực 2002 là 0,84 được dùng để tính chỉ số CPĐT 2003 - và sự sai lệch này không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả chung.

 

Đánh giá

 

Chỉ số CPĐT Việt Nam tụt hạng 15 bậc có nguyên nhân chủ quan của chúng ta là dịch vụ CPĐT qua các website tăng trưởng chậm, thậm chí còn bị Liên Hiệp Quốc “thổi còi” về thông tin và dịch vụ trực tuyến liên quan đến giáo dục và đào tạo. Cũng có nguyên nhân khách quan là sự sai sót của Liên Hiệp Quốc và ITU đối với các số liệu để tính chỉ tiêu hạ tầng viễn thông. Chỉ cần sử dụng số liệu ITU công bố tháng 5/2004 thì chỉ số hạ tầng viễn thông Việt Nam sẽ là 0,057 và khi đó chỉ số CPĐT của Việt Nam đạt con số (0,143 + 0,057 + 0,83)/3 = 0,343 - tức chỉ tụt 11 bậc chứ không phải 15 bậc! Trong bài “Có phải Việt Nam đứng thứ 90/191” (TGVT - PCW B, tháng 12/2003, trang 8), khi bàn về khả năng tăng hạng của Việt Nam, tác giả bài viết này đã từng mơ ước đến cuối năm 2004 nếu Đề Án 112 "Tin Học Hoá Quản Lý Nhà Nước" triển khai tốt thì web Index của Việt Nam có thể đạt 0,4 - với tốc độ tăng trưởng tốt thì chỉ số hạ tầng viễn thông có thể đạt 0,15; khi đó chỉ số CPĐT của Việt Nam sẽ là 0,46 và xếp thứ hạng khoảng 50-60 theo xếp hạng của năm 2004. Mơ ước này dù chưa thành hiện thực, nhưng không phải là không có cơ sở đạt đến... 

Các tin tức khác:

Chuyển file midi thành chuông điện thoại đa âm điệu của ĐTDĐ Samsung và LG

Những công cụ cản sóng điện thoại di động – Vũ khí chống lại tình báo công nghiệp và khủng bố

Dell và Nvidia giới thiệu XPS 600 cực mạnh

Bagle – “mũi tên SOCKS proxy” ngắm vào doanh nghiệp

Giả lập vụ nổ hạt nhân 3D trên siêu máy tính

XÂY DỰNG MỘT MẠNG INTRANET KÍN ĐÁO

Truy nhập Internet miễn phí trên... đảo Trường Sa

Nghiện Mô-bai: Khi ĐTDĐ trở thành một mối đe dọa

Chọn mua webcam

Microsoft và Sun trong cuộc chiến bảo mật mới

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone