Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Chính phủ điện tử: chờ... cải cách hành chính

Xây dựng một chính phủ làm việc hiệu quả hơn dựa trên sự trợ giúp toàn diện của công nghệ thông tin (CNTT) đang là mục tiêu của Việt Nam. Trong thời gian qua, chính phủ điện tử (CPĐT) đã được đề cập khá nhiều nhưng đến nay một chiến lược phát triển tổng thể vẫn chưa ra đời.

Những cuộc “tập dượt”

 

Việt Nam đã nhận thức được xu hướng và hiệu quả của việc xây dựng CPĐT thông qua việc ký Hiệp định khung ASEAN điện tử vào năm 2000 và thực hiện chương trình tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước (THH). Hiện có 4 đề án lớn đang được triển  khai: THH (Đề án 112), Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng (Đề án 47), tin học hóa hoạt động của Quốc hội và phát triển thương mại điện tử (TMĐT).

 

Thực hiện Đề án 112, mạng diện rộng của Chính phủ (CPNET) đã được xây dựng từ năm 1998, kết nối giữa Văn phòng Chính phủ với khoảng 40 bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố. Chính phủ cũng đã chỉ đạo xây dựng được các cơ sở dữ liệu quốc gia  về tài chính - ngân sách, kinh tế - xã hội, luật và văn bản pháp quy, đất đai và tài nguyên. Các bộ, ngành và địa phương hầu hết đã xây dựng xong mạng LAN phục vụ cho hoạt động tác nghiệp. Nhiều địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... đã thử nghiệm cung cấp một số dịch vụ công cho người dân.

 

Việc phát triển TMĐT, coi đây là cầu nối cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ, người dân được Bộ Thương mại thực hiện từ năm 1998. Tuy nhiên, do thiếu những quy định về giao dịch điện tử nên TMĐT hoạt động ra sao, hiệu quả thế nào đến nay vẫn là dấu hỏi lớn. Hiện nay, chỉ có khoảng 8-10% doanh nghiệp (trong khoảng 125.000 đơn vị) có website riêng và 50% sử dụng Internet.

 

Đề án 47 và Đề án tin học hóa các hoạt động của Quốc hội ra đời sau nhưng đang được thực hiện khẩn trương. Riêng năm 2003, Đề án 47 được đầu tư 95 tỷ đồng để xây dựng các hệ thống thông tin, cập nhật và khai thác thông tin qua mạng. Hệ thống mạng WAN đã được xây dựng, hoạt động khá ổn định và đang được mở rộng tới cấp quận - huyện. Đề án tin học hóa các hoạt động của Quốc hội hướng tới cung cấp thông tin Quốc hội, tin tham khảo, các dịch vụ mạng và Internet...

 

“Không thể phủ nhận những kết quả do các đề án trên đem lại nhưng xét tổng thể, các ứng dụng dịch vụ công - thước đo quan trọng nhất đánh giá trình độ, sự “thân thiện” của CPĐT - chưa đạt yêu cầu. Đây chính là thách thức lớn trên lộ trình xây dựng CPĐT ở Việt Nam” - ông Lương Cao Sơn, Thư ký ban điều hành Đề án 112 cho biết.

 

Vốn, công nghệ hay con người ?

 

Trong hội thảo về CPĐT trong Tuần lễ tin học lần thứ 13 vừa được tổ chức, có ý kiến cho rằng: Khi xây dựng CPĐT, vấn đề công nghệ không có gì đặc biệt, quan trọng nhất là nỗ lực, mục tiêu rõ ràng và làm cho người dân thấy được lợi ích gì từ CPĐT. Theo Vụ Khoa học - Công nghệ (Bộ Bưu chính - Viễn thông), việc THH gặp khó khăn là do thiếu cơ sở pháp lý cho các giao dịch điện tử. Các chuẩn chung về CNTT và truyền thông quốc gia còn thiếu. Nhiều doanh nghiệp không an tâm về độ rủi ro cao từ phía đối tác nên giao dịch bằng văn bản viết (in) truyền thống vẫn chiếm gần như tuyệt đối. Cách thức tổ chức thực hiện THH cũng là một bất cập. Việc cải cách hành chính từ Trung ương xuống địa phương chưa được tiến hành đồng bộ với THH. Các địa phương rất thiếu cán bộ chuyên môn về tin học nên nhiều nơi xây dựng mạng xong nhưng không vận hành, thông tin ít được cập nhật.

 

Thực tế ở Hà Nội, việc THH cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo Ban CNTT thành phố, phần lớn các đơn vị sau khi tiếp nhận các thiết bị tin học đã đưa vào sử dụng ngay, phục vụ cho công việc. Có 43/44 đơn vị đã được xây dựng hệ thống mạng LAN. Nhưng sau 5 năm đầu tư, việc khai thác, sử dụng nó chưa được như mong đợi. Trình độ CNTT của cán bộ, công chức còn hạn chế, mới dừng lại ở mức làm quen và sử dụng các tiện ích đơn giản.

 

Ngoài một số sở, ngành có nhiều cán bộ được đào tạo qua các lớp về CNTT do thành phố tổ chức hoặc chuyển giao công nghệ, nhiều nơi chỉ sử dụng máy móc để soạn thảo văn bản. Một số thiết bị như máy chủ, Access server, Modem, máy quét hình, CD-Writer chưa được sử dụng thường xuyên. Nhiều nơi chưa biết dùng thiết bị đúng mục đích và đúng cách. Nhiều đơn vị sử dụng CD-Writer để xem phim và nghe nhạc thay vì sao dữ liệu. Nhiều phường, thậm chí có cả sở, quận, huyện được cấp modem (thiết bị kết nối Internet) đã không sử dụng với lý do chiếm đường điện thoại và chi phí hàng tháng vượt khoán chi thường xuyên của thành phố. Qua khảo sát tại 33 đơn vị đang sử dụng mạng LAN, có 13 cơ quan được cho là sử dụng đạt hiệu quả tốt, 10 nơi đạt trung bình và 10 nơi kém.

 

Đến ngày 10-8-2004 mới có 31/39 đơn vị có cán bộ chuyên trách về CNTT... Rõ ràng, việc triển khai THH ở nơi “thiên thời, địa lợi” như Hà Nội còn khó thì không khó để nhận thấy ở các địa phương khác, đang tiến hành ra sao ?...

 

Theo lộ trình xây dựng CPĐT do Bộ Bưu chính - Viễn thông chủ trì soạn thảo thì đến năm 2010, Việt Nam sẽ thực hiện việc cung cấp thông tin, dịch vụ “một cửa” trực tuyến cho người dân; đưa 100% thông tin hành chính lên mạng... Với những gì đã có, việc thực thi được các mục tiêu trên sẽ không dễ nếu ngay từ bây giờ vấn đề này không được xem xét và đưa ra những quyết sách cụ thể. 

Các tin tức khác:

Toshiba & Microsoft cùng phát triển công nghệ DVD mới

Tốc độ DRAM đạt 2 Gb/giây

CCNA Lab: RIP Routing

Máy tính VN vẫn được khách hàng ưa chuộng nhất

Hội nghị CIO Hà Nội: Thay đổi là tất yếu!

Xuất hiện trojan tấn công vào lỗi bảo mật Windows

'Vua' thư rác nước Nga bị ám sát

Microsoft lấp khoảng cách tới Longhorn

Đột nhập ăn cắp đến 1,5 tỷ USD giá trị dữ liệu!

Yahoo cung cấp dịch vụ chia sẻ ảnh qua ĐTDĐ

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone