Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Canh bạc lớn của ông vua phần mềm
Mối ràng buộc vô hình Hầu hết các nhà máy lớn ở Trung Quốc hiện nay đều được cung cấp miễm phí (hoặc có bán thì cũng chỉ là giá tượng trưng) các chương trình phần mềm chất lượng cao của Microsoft. 10 dự án chuyển giao công nghệ rất quy mô và tốn kém cho phía Bắc Kinh cũng được Microsoft thực hiện trong giai đoạn này. Mục tiêu của Microsoft là nhanh chóng đào tạo một thế hệ lập trình viên người Trung Quốc mang dấu ấn của Microsoft. Để thực hiện được mục tiêu này, một mặt Microsoft ra sức rót tiền đầu tư cơ sở vật chất, một mặt đưa 35 chuyên gia nghiên cứu và phát triển phần mềm giỏi nhất của hãng đến Bắc Kinh. Ngay cả Ya Quin-Zhi, giám đốc Microsoft châu á, cũng được trưng dụng vào phi vụ này. Để dấu ấn tại Trung Quốc, Microsoft còn tìm cách làm ăn với các đối tác sản xuất phần mềm mới nổi khác trên lãnh thổ Trung Quốc (tất nhiên không do Microsoft tài trợ) để ký các hợp đồng đối tác làm ăn rồi sau này tìm cách nuốt luôn. Censoft Corp.Ltd là một ví dụ điển hình. Tập đoàn này vừa mới khánh thành khu công nghệ cao ở phía Tây -Nam Bắc kinh giống như một văn phòng sang trọng tại thung lũng Silicon trở thành đối thủ đáng gờm của Microsoft. Nhưng trớ trêu thay, Microsoft đã trở thành đối tác của chương trình này cách đây 1 năm khi bỏ ra 2,3 tỉ USD để mua 19% cổ phiếu của Censoft vì Microsoft đã tiên liệu được rằng công ty này sẽ phát triển. Đây là công ty duy nhất cho đến nay có thể phát triển được mà không dựa vào Microsoft, nhưng với những gì mà Microsoft đã làm thì chẳng ai nghĩ rằng Censoft sẽ không bị nuốt chửng. Microsoft cũng đã chấp nhận cùng trường ĐH Bắc Kinh thực hiện dự án Digital Olympics phục vụ Thế vận hội 2008 được tổ chức tại Trung Quốc. Bất cứ cái gì có thể đưa sản phẩm của Microsoft vào là Bill Gates đồng ý xuất tiền. Microsoft xuất hiện mọi lúc mọi nơi trên đất nước Trung Quốc đến nồi ở nhiều vùng người dân cứ nhìn thấy máy tính là nghĩ ngay đến Microsoft, tin học là Microsoft. Dùng tiền mua các trường Đại học Chấp nhận lỗ trong 30 năm Năm 2002, Microsoft chỉ thu được 85 triệu USD từ thị trường Trung Quốc (đúng ra phải là 400 triệu). Số tiền này thật chẳng thấm vào đâu so với đầu tư của Microsoft vào Trung Quốc. Từ 10 năm nay Microsoft vẫn bị thất bát nặng nề ở thị trường đông dân nhất thế giới này và các chiến lược gia kinh doanh của Microsoft dự báo có nhanh thì cũng phải 2 thập kỷ nữa mới nói đễn chuyện thu hoạch từ thị trường Trung Quốc. Đây không chỉ là canh bạc lớn mà còn là một dự án xa xôi nhất của Bill Gates bởi có người đã nói vui chắc gì ông đã thọ đến lúc nhìn thấy những thành quả tại Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đều đặn của TQ cùng với hệ thống chính trị ổn định và uy tín của nước này khi được đăng cai Thế vận hội 2008 là cơ sở duy nhất để Bill Gates tin vào tương lai. Bill Gates từng tuyên bố ông chưa bao giờ thua ở những canh bạc quyết định.
Khi Microsoft đến Trung Quốc, nước này chưa có một khái niệm gì về công nghiệp phần mềm. Bill Gates chấp nhận bỏ ra hàng tỷ USD để xây dựng ngành công nghiệp phần mềm tặng không cho Bắc kinh. Khi biết các phần mềm miễn phí của Linux đang khiến nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc do dự trong việc sử dụng các sản phẩm của Microsoft, tháng 6-2002, người đàn ông giàu nhất thế giới đã quyết định bỏ ra 750 triệu USD để 3 năm sau đó trên thị trường Trung Quốc chỉ còn độc nhất khái niệm Microsoft. Kế hoạch cụ thể thế nào thì chưa được hé ra bên ngoài, nhưng tuyên bố Linux là kể thù số 1 mà Microsoft cần phải triệt hạ đã được công khai.
Microsoft đã ký với Bộ giáo dục Trung Quốc một hiệp định có tên là Great Wall Plan, theo đó Microsoft sẽ bỏ ra 25 triệu USD để phát triển nghiên cứu tin học tại các trường ĐH ở Trung Quốc. Microsoft cũng đã nhanh chân ký hiệp định với 4 trường ở 4 vị trí tin học chiến lược của Trung Quốc là ĐH Bắc kinh (Thủ đô), Hangzhou (miền Đông), Harbin (miền Bắc) và ĐH Hồng Kông (Hồng Kông). Microsoft còn bỏ ra 5 triệu USD để trả lương cho các giảng viên tin học của 15 trường ĐH lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay. Microsoft hiện có trong tay 59 Microsoft fellows- 59 giáo sư tin học siêu nhất Trung Quốc. Năm 2002, Microsoft đã hoàn thành Trung tâm nghiên cứu thứ 5 tại Bắc Kinh (3 trung tâm nghiên cứu khác được xây dựng tại Mỹ, một tại ĐH Cambridge- Anh). Chi phí phục vụ công tác nghiên cứu tại 5 trung tâm này lên tới 5,1 tỷ USD. Chi phí cho trung tâm Bắc Kinh cũng đắt đỏ không kém gì các trung tâm khác vì thiết bị đều được mang từ Mỹ sang, các chuyên gia đến Bức Kinh làm việc vẫn được trả lương ngang bằng với các đồng nghiệp tại Mỹ và Anh. Microsoft cũng xây dựng một chương trình thực tập đặc biệt cho phép 200 SV công nghệ thông tin đến làm việc tại trung tâm nghiên cứu tối tân của Microsoft tại Bắc Kinh. Đây cũng là một cách để Microsoft tự quảng cáo và mua chuộng nhân tài từ các trường ĐH.
Microsoft mở văn phòng đại diện đầu tiên tại Bắc kinh từ năm 1992. Đến nay đã 10 năm có lẻ mà mức độ ăn cắp bản quyền các chương trình phần mềm tại nước này vẫn ở mức không dưới 90%. Trong khi đó số lượng máy tính tại Trung Quốc mới chỉ có khoảng 36 triệu chiếc. Giá của một chiếc PC chính hiệu tại Trung Quốc voà khoảng 870 USD, tức là hơn một năm lượng của một công chức bình thường. Microsoft không có tương lai?