Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Các sự kiện công nghệ thông tin Việt Nam 2004

Năm vừa qua chứng kiến những dấu hiệu hứa hẹn trong làng công nghệ thông tin với nỗ lực trấn áp nạn vi phạm bản quyền phần mềm và một dự án tin học quốc gia đầy tham vọng. Vụ bê bối iCMS là một lời cảnh tỉnh cho thực trạng "cầm nhầm" mã nguồn mở của nước ngoài.

Dưới đây là 6 sự kiện công nghệ thông tin đáng chú ý theo đánh giá của VnExpress:

Dự án tin học lớn nhất VN và trào lưu máy tính giá rẻ

Cuối tháng 3, Chính phủ thông qua dự án "Phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh niên" trị giá 1 tỷ USD (nguồn vốn chủ yếu là huy động xã hội). Trung ương Đoàn, đơn vị chủ trì chương trình, lên kế hoạch hành động trong 5 năm, huy động 1 triệu tình nguyện viên hướng dẫn sử dụng máy tính cho 20 triệu thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó là mục tiêu 2 triệu máy tính giá rẻ cho người thu nhập thấp.

Ngoài ý nghĩa xã hội to lớn cùng các con số gây sốc, hiệu ứng của chương trình này đã vượt ngoài tầm kiểm soát của những người làm dự án. Ngay sau khi hai doanh nghiệp FPT Elead và CMS bắt tay hợp tác sản xuất máy tính giá ưu đãi thương hiệu Thánh Gióng phục vụ mục tiêu phổ cập tin học, 6 công ty bán lẻ PC tại Hà Nội cũng tuyên bố liên minh để cho ra đời máy tính G6. Sự kiện này đã khơi mào cho cuộc chiến giành thị phần giữa các doanh nghiệp máy tính cũng như trào lưu sản xuất PC giá rẻ. Giờ đây, người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hấp dẫn khi giá một bộ máy tính mới không cao hơn 4 triệu đồng.

Phần mềm đoạt giải nhất Trí tuệ VN 2003 gian lận nguồn gốc

Từ sự kiện hacker tấn công địa chỉ www.tintucvietnam.com, một trang web tin tức không có giấy phép hoạt động báo chí, với lời tuyên bố "đòi công lý", tố cáo phần mềm quản lý nội dung và xuất bản web iCMS - công nghệ được website này sử dụng - là sản phẩm sao chép mã nguồn của nước ngoài thì thùng thuốc súng dư luận âm ỉ bấy lâu từ khi iCMS đoạt giải cuộc thi Trí tuệ Việt Nam (TTVN) 2003 đã nổ. Nhưng lần này, cộng đồng tin học đưa ra những bằng chứng xác thực, so sánh mã nguồn của iCMS và phần mềm CMS.NET của tác giả Stephen Fraser.

Báo chí sôi lên. Cha đẻ CMS.NET cũng lên tiếng. Sau nhiều tuyên bố mâu thuẫn, nhóm phát triển iCMS rốt cuộc thừa nhận có sao chép mã nguồn CMS.NET. Trong khi đó, Ban tổ chức TTVN tỏ ra thụ động và lề mề trong việc giải quyết sự cố liên quan đến giải thưởng có tầm cỡ quốc gia này. Mọi việc rồi cũng đến hồi kết với việc Ban tổ chức thu hồi giải thưởng và cup vàng của nhóm iCMS.

Sự kiện này là minh hoạ cho một hiện tượng khá phổ biến trong ngành tin học Việt Nam: “cầm nhầm” mã nguồn mở của nước ngoài, chỉnh sửa rồi kinh doanh dưới dạng mã nguồn đóng. Sự nhập nhằng này là do thiếu hiểu biết hoặc cố tình làm ngơ khi sử dụng các sản phẩm mã nguồn trong hệ thống GNU/GPL, đánh đồng mã mở với phần mềm tự do.

Khởi động hệ thống chuyển mạch VNIX

Trong khi số lượng nhà cung cấp dịch vụ Internet tăng nhanh, năng lực hạ tầng của Việt Nam vẫn chưa khai thác hết hiệu quả. Một trong những nguyên nhân là hiện tượng truy cập vòng qua Internet quốc tế để sử dụng thông tin trong nước giữa các ISP, gây tốn băng thông quốc tế và giảm chất lượng dịch vụ do tốc độ chậm. Hệ thống chuyển mạch VNIX được đưa vào sử dụng trong tháng 5, kết nối ngang hàng các nhà cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP) ở VN, nhằm giải quyết bất cập đó. Trung tâm Internet Việt Nam đã xây dựng các điểm trung chuyển dữ liệu quốc gia tại Hà Nội và TP HCM, với 4 IXP là VDC, FPT, SPT và Viettel tham gia thử nghiệm.

Việc triển khai VNIX đã góp phần giảm cước phí, xoá bỏ nghịch lý truy cập các site trong nước chậm hơn quốc tế. Ngoài ra, hệ thống còn có tác dụng hỗ trợ dự phòng nếu có sự cố đường truyền, tức là khi một nhà cung cấp gặp trục trặc thì toàn bộ lưu lượng sẽ được ứng cứu bởi hệ thống của những ISP, IXP khác trong nước.

Quyết định 71 và sự bế tắc trong quản lý dịch vụ Internet

Được Bộ Công an ban hành từ tháng 1, nhưng phải ba tháng sau, khi thành phố Biên Hoà (Đồng Nai) bắt đầu triển khai, dư luận mới biết đến quy định quản lý Internet công cộng. Ngay sau đó xuất hiện nhiều tranh luận vì những nội dung trong Quyết định 71 bị cho là bất cập, như việc buộc khách hàng phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân khi vào mạng tại đại lý, hay chủ cửa hàng phải lưu lại thông tin của khách...

Giống như nhiều quy định quản lý dịch vụ Internet công cộng khác, Quyết định 71 ít được biết đến trong thực tiễn và hầu như không phát huy tác dụng trong việc quản lý an ninh vì "động chạm" trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh của nhiều cửa hàng và gây phiền phức cho người sử dụng dịch vụ. Sự ra đời của Quyết định 71 một lần nữa cho thấy, mặc dù các đại lý Internet chịu sự điều chỉnh của nhiều quy chế thuộc các bộ, ngành khác nhau, rốt cuộc việc làm thế nào để quản lý được một môi trường Internet trong sạch mà không cản đường tin học hoá vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Thanh tra và xử phạt vi phạm phần mềm các công ty máy tính

Với tỷ lệ sử dụng phần mềm không có bản quyền lên tới 95%, Việt Nam đứng trước một vấn nạn lớn, gây tác động tiêu cực không chỉ tới sự phát triển của ngành phần mềm trong nước mà với cả nền kinh tế nói chung khi hội nhập với khu vực và thế giới.

Chi cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội ra tay đầu tiên với quyết định xử phạt vi phạm bản quyền phần mềm mỗi công ty Vĩnh Trinh, Nhật Hải và Sing PC 21 triệu đồng, thu giữ ổ cứng của số máy tính vi phạm. Tiếp đó, thanh tra Bộ Văn hoá Thông tin lập biên bản hành chính hai công ty máy tính Phong Vũ và Hoàn Long (TP HCM) với mức phạt 25 triệu đồng, buộc gỡ bỏ tại chỗ toàn bộ phần mềm đã cài đặt, niêm phong 30 PC và tịch thu 40 đĩa CD chứa phần mềm bất hợp pháp, chủ yếu là các chương trình của Microsoft và một số ứng dụng phổ biến khác.

Những đợt kiểm tra này là kết quả của nhiều cuộc khảo sát thực hiện trước đó, trong khuôn khổ chiến dịch toàn quốc do Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an) phối hợp với Cục Quản lý thị trường (Bộ Thương mại) phát động nhằm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Dù mới chỉ là vài "cú đấm" chưa mạnh, các động thái trên đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong việc thực thi luật bản quyền phần mềm.

Mạng NGN mở cửa cho các dịch vụ viễn thông thế hệ mới

Được kết hợp từ 3 mạng cơ bản là viễn thông, truyền thông và Internet, NGN (Next Generation Network) - lần đầu tiên được triển khai tại VN - hỗ trợ mọi phương thức truyền tải thông tin (âm thanh, số liệu, hình ảnh) và dịch vụ (điện thoại, truyền số liệu, Internet, phát thanh, truyền hình, giải trí qua mạng, điều khiển từ xa...). Ưu điểm của NGN là có thể thực hiện nhanh nhiều dịch vụ mới trên cùng một cơ sở hạ tầng duy nhất với chi phí rất thấp, cho phép nâng tối đa hiệu suất sử dụng đường truyền, cung cấp khả năng bảo mật thông tin tối ưu và giảm chi phí vận hành.

Mạng NGN, được Tổng công ty Bưu chính viễn thông VN (VNPT) đưa vào hoạt động từ ngày 11/9, xuất hiện dưới dạng các dịch vụ điện thoại trả tiền trước 1719, miễn cước người gọi 1800, thông tin tư vấn giải trí 1900, VNP-MEGA WAN (mạng riêng ảo). Với chi phí thấp và triển khai dễ dàng, NGN hứa hẹn mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp, mang lại dịch vụ chất lượng với giá hợp lý, nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ viễn thông của người dân Việt Nam.

Các tin tức khác:

Google sẽ ra mắt dịch vụ IM trong tuần này

Mã hóa nội dung e-mail

Cá nhân có quyền thiết lập trang tin điện tử

Khôi phục mật khẩu với các tiện ích miễn phí - Phần 2

NetOp School phần mềm dạy học thực hành tin học, ngoại ngữ

Microsoft chuẩn bị nâng cấp Windows Server 2003

Cẩn thận với chiêu vẽ vời của thợ sửa môbai!

Yahoo Mail: Không ít người 'chào đón' spam

Red Hat tấn công vào thị trường PC của Windows

Sắp có dịch vụ truy cập Internet trên máy bay

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone