Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Các đại gia công nghệ thách thức dự luật bản quyền

Cuộc chiến tranh lạnh xung quanh vấn đề bản quyền giữa Hollywood và Thung lũng Silicon đang đến hồi 'tăng nhiệt'. Những cuộc tranh cãi liên miên giữa một bên là các công ty sản xuất nội dung, tìm kiếm biện pháp bảo vệ bản quyền mở rộng với một bên là các tập đoàn viễn thông và phần cứng lớn đã dẫn đến sự bế tắc về khung hình pháp lý tại đồi Capitol.

Một số công ty công nghệ có thế lực nhất đã có kế hoạch ra mắt khối liên minh của mình vào ngày mai, với hy vọng tìm đường ra cho ngõ cụt. Với tên gọi Liên minh dự do công nghệ cá nhân, mục đích của tổ chức này là phối hợp tiến hành các chiến dịch vận động hành lang chống lại - ban đầu ít nhất là vậy - phần gây tranh cãi nhất trong Luật bản quyền thiên niên kỷ số. Gần đây, luật này tuyên bố rằng không ai có thể bỏ qua hay né tránh một kế hoạch chống sao chép hoặc phát hành bất cứ sản phẩm nào 'được thiết kế hoặc sản xuất chủ yếu nhằm mục đích vi phạm' công nghệ chống sao chép. Ngành công nghiệp phim, các hãng đĩa và nhiều nhà phát hành phần mềm, tất nhiên ra sức bảo vệ phần này của luật, cho rằng rất cần có hệ thống quản lý bản quyền số, hay DRM được pháp luật hỗ trợ để hạn chế tình trạng sao chép lậu hiện nay.

Nhưng thành viên của Liên minh mới, bao gồm Intel, Sun Microsystems, Verizon Communications, SBC, Qwest, Gateway và BellSouth lại dốc sức ủng hộ cho đệ trình cho thượng nghị sĩ Rick Boucher đảng Cộng hoà, về việc nên viết lại phần này trong bộ luật DMCA. Dự luật của thượng nghị sĩ Boucher cho rằng vẫn có thể phát hành những thiết bị 'vi phạm' công nghệ chống sao chép, miễn là không có hành vi vi phạm bản quyền nào diễn ra.

Một thành viên khác của Liên minh, ẩn danh cho biết họ đã có cuộc gặp mặt với đại diện của hơn 20 văn phòng Quốc hội, kiến nghị: Ngoài những luật 'sử dụng công bằng' gây nhiều tổn hại, luật DCMA còn đe doạ cả những công trình nghiên cứu máy tính có ý nghĩa sống còn đối với bảo mật quốc gia.

Các thành viên khác của Liên minh bao gồm Philips Consumer Electronics Bắc Mỹ, Hiệp hội Điện tử gia dụng. Hiệp hội thư viện Mỹ, Quỹ Electronics Frontier, hiệp hội người tiêu dùng, Liên đoàn người sử dụng nước Mỹ, Quỹ khiếm thị Mỹ, Hiệp hội Viễn thông Mỹ và Hiệp hội Công nghiệp thông tin.

Dự luật của Boucher có tên gọi luật quyền lợi của người sử dụng media số, cũng công nhận quyền quản lý đĩa CD chống sao chép của Uỷ ban Thương mại liên bang. Dự luật trao cho FTC quyền lực và sức mạnh để khống chế doanh thu âm nhạc bằng việc đảm bảo mọi đĩa CD chống sao chép đều phải dán nhãn khuyến cáo, tránh nhầm lẫn cho người sử dụng. Họ sẽ phải thông báo cụ thể rằng những CD này có thể gặp phải trục trặc khi nghe trên các đầu CD chuẩn, cũng như không thể thu được trên PC và các thiết bị thu CD chuẩn khác.

Hồi đầu tháng, Universal Music đã quyết định ngừng bổ sung công nghệ chống sao chép cho các đĩa CD bán ra tại thị trường Đức, một dấu hiệu cho thấy những quy định về việc dán nhãn có thể khiến một số hãng đĩa ngần ngại với việc sử dụng DRM do lo sợ mất khách hàng.

Các tin tức khác:

Khám phá Office 2003

Lỗ hổng không tăng nhưng virus chẳng giảm

ISS giới thiệu phần mềm lọc nội dung trang web và thư rác mới

“Sếp IT” của Tập đoàn Unilever Việt Nam

Vi phạm bản quyền phần mềm ở VN giảm 7%

Hacker Việt Nam "mai danh ẩn tích”?

Hôm nay, người dùng sẽ được hưởng cước ADSL mới?

Đa số các gia đình tại Mỹ đều xài di động

HP tung ra iPAQ hw6515 với màn hình vuông LCD

Service Pack 2 đến với người tiêu dùng

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone