Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Bản quyền - Sức ỳ đe doạ cuộc cách mạng RFID

Một yêu cầu về phí bản quyền của nhà sở hữu sáng chế then chốt đang đe doạ tương lai công nghệ RFID, vốn đầy hứa hẹn, sẽ có thể trở nên rối tung trong một cuộc chiến sở hữu tài sản trí tuệ.

Làn sóng xôn xao về bản quyền bắt nguồn từ một giao thức mới, chuẩn Electronic Product Code Generation 2. Chuẩn này được thiết kế để nâng cao khả năng tương thích của các thiết bị xác nhận qua sóng radio (radio-frequency identification - RFID) từ các nhà cung cấp khác nhau, đồng thời giải quyết một số cản trở về kỹ thuật khác.

Giao thức Electronic Product Code Generation 2 có chứa công nghệ đã được cấp bằng sáng chế của hãng thiết bị RFID Intermec Technologies (Mỹ). Công ty này gần đây đã yêu cầu trả phí bản quyền khi sử dụng sáng chế của mình, và đang đâm đơn kiện hãng Matrics, một đối thủ về thiết bị RFID, ra toà vì đã vi phạm một vài bản quyền của mình. Vụ kiện vi phạm bản quyền RFID này, được nộp đơn từ tháng 6, vẫn đang trong giai đoạn chờ xét xử. Chưa có lịch trình cụ thể nào cho vụ kiện này được đặt ra.

Vụ kiện sáng chế RFID được tuyên bố ngay trước khi giao thức mới được ra mắt. EPC Global, tổ chức đã giúp tạo ra giao thức này, dự kiến sẽ hoàn thành nó trong một cuộc họp vào 5/10 tới. Hiện tại, một số hãng ủng hộ RFID đang lo ngại những nhà nắm giữ sáng chế có thể "leo thang" và đòi hỏi bản quyền nhiều hơn, làm giảm quá trình phát triển của RFID.

Các công ty lớn, bao gồm Albertsons, Procter & Gamble, Wal-Mart Stores và hãng bán lẻ Metro của Đức, gần đây đã bắt đầu thiết lập các hệ thống RFID và nóng lòng chờ đợi giao thức mới được công bố để nâng cao khả năng cho các dự án của họ. Các công ty này trông đợi RFID, một công nghệ theo dõi và kiểm hàng không dây, một ngày nào đó sẽ thay thế hoàn toàn các mã vạch truyền thống trên bao bì sản phẩm, và giúp họ ngăn chặn nạn trộm cắp vặt, giảm chi phí lao động và quản lý kiểm kê được hiệu quả hơn.

Những nhà quan sát cho biết động thái của Intermec là một sự từ bỏ bất ngờ khỏi nỗ lực xây dựng các chuẩn "siêu chung", trên tinh thần rất nhiều hãng tham gia đều đã đồng ý tự nguyện đóng góp các tài sản sở hữu trí tuệ then chốt của mình. Intermec hiện đang nắm giữ phần lớn những sáng chế RFID quan trọng, và có thể do đó họ cảm thấy bị thiệt thòi.

“Việc kiện Matrics vào thời điểm nóng bỏng của việc thiết lập chuẩn Generation 2 không mang tính tích cực trong việc đưa các bên xích gần lại nhau.” - ông Daniel Engels, một chuyên gia tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) nhận xét - “Đó là một mối lo ngại lớn và một sự gián đoạn lớn của quá trình phát triển RFID”.

Ông Engels là giám đốc nghiên cứu của Auto-ID Lab (thuộc MIT), một trung tâm nghiên cứu RFID đã dẫn dắt quá trình phát triển ban đầu của công nghệ này và đề cập tới một chuẩn miễn phí bản quyền. Trường đại học này đã trao công việc chỉ đạo các chuẩn này cho EPC Global, một chi nhánh của Hội đồng Uniform Code Council, cơ quan nắm giữ chuẩn mã vạch hiện nay.

EPC Global hiện đang nỗ lực sáng chế ra các chuẩn và thương mại hoá công nghệ này, vốn hoạt động theo cơ chế đặt một microchip đặc biệt  - còn gọi là thẻ RFID - vào hàng hoá. Các thẻ này báo hiệu vị trí của chúng trong một mạng các thiết bị đọc tín hiệu RFID được đặt trên các bến cảng, trong các kho chứa và cửa hàng, cho phép các nhà bán lẻ và sản xuất có thể theo dõi sản phẩm của mình trên đường đi từ nhà máy tới kệ bày hàng, và có thể còn xa hơn nữa.

Miệng lưỡi không xương...

 

Theo các chuyên gia, chuẩn Generation 2 có thể giải quyết một số lỗi kéo dài trong hệ thống và rất quan trọng trong việc cải tiến công nghệ RFID vượt ra khỏi giai đoạn thử nghiệm. Vấn đề chính là khả năng tương hỗ phần cứng trong quá trình hoạt động. Hiện tại, có tới cả tá giao thức đang cạnh tranh việc kiểm soát quá trình giao tiếp không dây giữa các thẻ RFID và thiết bị đọc. Việc bám sát vào một giao thức phổ biến chung sẽ cho phép bất kỳ thiết bị đọc RFID nào cũng có thể đọc được các thẻ RFID tương thích, bất kể hãng nào sản xuất chúng.

Một số nhà sản xuất thiết bị đọc RFID, chẳng hạn ThingMagic ở Cambridge, bang Massachuset, đã giải quyết vấn đề không thương thích bằng cách thiết kế ra các thiết bị đọc có thể hoạt động với mọi loại thẻ RFID. Bất lợi duy nhất là người dùng sẽ phải nâng cấp phần mềm thiết bị đọc của họ mỗi khi một loại thẻ mới được đưa ra.

Chuẩn này được cho là sẽ hoạt động hiệu quả hơn tại các vùng biên giới quốc tế, nơi mà dải tần số siêu cao mà RFID hoạt động của mỗi quốc gia đều khác nhau. Nó cũng được thiết kế để ít khả năng bị nhiễu tín hiệu và hỗ trợ các dự án quy mô lớn, bao gồm hàng triệu thẻ RFID cho những vật dụng thường ngày như dao cạo râu hoặc áo lót.

Tuy nhiên, ông Engles và những người khác lo ngại rằng yêu cầu phí bản quyền từ một đấu thủ sẽ khiến các nhà sở hữu sáng chế khác cũng có đòi hỏi về sáng chế của họ, và phá vỡ khả năng phát triển một chuẩn chung. Trong một bối cảnh như vậy, mức phí bản quyền tăng vọt có thể khiến các nhà sản xuất thiết bị RFID, chẳng hạn như Alien Technologies, Matrics, Texas Instruments và Philips Semiconductor, phải chuyển gánh nặng gia tăng này sang giá thành sản phẩm mà người sử dụng phải chịu.

Các nhà điều hành tại Intermec đã bảo vệ chương trình bản quyền của mình, cho rằng các công nghệ phổ biến nhất - bao gồm cả điện thoại di động, máy tính xách tay và cả mã vạch - đều được đưa ra thị trường thông qua bản quyền sở hữu trí tuệ giữa các nhà cung cấp. 

Chủ tịch Intermec, ông Tom Miller cho biết: "Thêm vào đó, Intermec đã đóng góp công nghệ bao trùm năm sáng chế RFID của mình theo hình thức miễn phí bản quyền, nhiều hơn bất kỳ thành viên nào khác tham gia vào nỗ lực xây dựng chuẩn chung này".

Hiện tại, các nhà cung cấp hoặc người mua thiết bị RFID mới vẫn đang hoảng loạn về viễn cảnh của các bản quyền công nghệ. Một phát ngôn viên của hãng sản xuất dao cạo râu Gillette cho biết công ty mình đang hy vọng chi phí về các bản quyền RFID sẽ không nhiều - để không làm tăng giá các thẻ RFID và những thiết bị đọc. 

Thậm chí, một quan chức điều hành của Texas Instruments - hãng có nguy cơ ảnh hưởng nhiều nhất từ chi phí bản quyền RFID, cho biết viễn cảnh trả bản quyền vẫn chưa phải là mối lo ngại lớn trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, "người khổng lồ" điện tử của Mỹ này có hầu bao dự phòng nhiều hơn các đối thủ nhỏ khác như Alien Technology - hãng từ chối bình luận về vấn đề này.

Mớ bòng bong khó gỡ

 

Dù sao, chương trình bản quyền của Intermec với mức phí 5% tới 7,5% giá thành đối với nhiều thành phần phần cứng RFID khác nhau, đã nhấn mạnh một vai trò cân bằng khó khăn của những hãng nắm giữ bản quyền RFID - cái mà ông Miller của Intermec gọi là một "câu hỏi hóc búa". Một mặt, các nhà sở hữu sáng chế muốn kiếm lời từ công việc phát triển công nghệ của mình. Mặt khác, họ không muốn phá vỡ nhu cầu của khách hàng đối với công nghệ này vì mức phí quá cao.

Một hiệu ứng chồng chất thêm các yêu cầu phí bản quyền từ những nhà nắm giữ sáng chế khác (mà hầu như chắc chắn sẽ diễn ra như một hiệu ứng) có thể sẽ làm tăng gấp đôi giá thành của các thẻ RFID và những thiết bị liên quan, theo như nhận định của ông Engels ở MIT. Khoảng 30 công ty và cá nhân khác, bao gồm cả Lucent Technologies và Micron Technology, cũng đang nắm giữ những sáng chế RFID quan trọng, mặc dù thời hạn bản quyền của họ cũng sẽ sớm hết hiệu lực trong thời gian tới.

Mặc dù trong viễn cảnh tồi tệ nhất, một mức giá tăng gấp đôi sẽ trở thành một cú đánh nặng đối với ngành công nghệ RFID. Mức giá này vốn không thể dưới 5 cent/thẻ RFID như một điều kiện tiên quyết để có thể triển khai các tính năng RFID cao cấp hơn, chẳng hạn như để chống lại nạn trộm cắp vặt và làm hàng giả. Những tính năng này đòi hỏi phải gắn thêm thẻ RFID cho hàng triệu sản phẩm so với số lượng thẻ thử nghiệm hiện được gắn vào các kiện hàng, để giảm số thẻ cần sử dụng. Hiện tại, các thẻ có tính năng mở rộng này đã được bán với giá từ 20-45 cent mỗi chiếc, tuỳ thuộc vào số lượng mua.

"Chúng tôi đang nhìn thấy một xu hướng tiêu cực về mức giá, và đó là một trong những yếu tố quyết định khả năng triển khai rộng rãi của RFID." - ông Jeff Richards, chủ tịch và giám đốc điều hành của R4 Global Solutions, một hãng tư vấn RFID ở San Francisco, cho biết - "Bất kỳ điều gì làm tăng thêm chi phí vào giá thành cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình triển khai ứng dụng công nghệ này".

Thực tế, thậm chí cả hãng Intermec và các hãng "căn cơ" về bản quyền khác cũng không có ý định sẽ làm tổn thương tới sự phát triển của một ngành công nghiệp mới nảy nở, hứa hẹn sẽ dẫn tiền chảy vào két bạc của họ. Theo hãng nghiên cứu thị trường IDC, các nhà bán lẻ của Mỹ sẽ tăng mức chi cho thiết bị RFID từ mức 91,5 triệu của năm ngoái lên gần 1,3 tỷ USD vào năm 2008. Chi riêng kinh phí về phần cứng RFID cũng dự kiến sẽ đạt 875 USD vào năm 2007.

"Mọi người muốn nhìn thấy công nghệ này tiến lên phía trước."  - ông Richards nói - "Tôi không nghĩ bạn sẽ nhìn thấy một cuộc cách mạng lớn, khi mọi người đều cất giữ riêng mọi của cải, vũ khí của riêng mình ở nhà".

Các tin tức khác:

Thị trường lao động ngành CNTT: Vừa nóng vừa lạnh!

Người dùng Linux ''căm ghét'' Red Hat! Vì sao?

Kiểm tra 3 công ty máy tính cài đặt phần mềm trái phép

Cuộc đối đầu Microsoft - Google: Một cuộc chiến tìm kiếm cận kề

Zotob.B gây lỗi máy tính nhiều hãng truyền thông lớn

Những sản phẩm Mobile Games 2004 hay nhất

Biến đổi từ ngữ: Thủ đoạn chính để phát tán spam

Hơn 160 khách quốc tế dự Vietnam Computerworld

Mail giả, tù thật

Ben Edelman - kẻ thù nguy hiểm nhất của spyware

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone