Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Bắc cầu qua Nhật để rút ngắn thời gian

Dân xây dựng chính hiệu, lại mê công nghệ thông tin, không dừng lại đó chàng trai trẻ Nguyễn Bách Khoa, hiện đang là Giám đốc UK Brain (Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực) còn mong muốn lấy được 10% (350 triệu USD) thị trường gia công phần mềm của Nhật Bản qua dự án 1 + 5 = 5.

Gặp Khoa sau đợt tuyển chọn đầu tiên cho dự án này, Khoa mừng rỡ khoe kết quả tuyển chọn rất tốt. “Mình tin tưởng dự án sẽ thành công”, Khoa nói.

* Phóng viên (PV): Anh có thể giải thích rõ hơn về dự án đào tạo kỹ sư cầu nối mà anh gọi là 1 + 5 = 5 không?

- Nguyễn Bách Khoa (NBK): Do đã làm việc tại Nhật Bản nên mình rất hiểu vì sao công nghệ thông tin, nói cụ thể hơn là gia công phần mềm tại Việt Nam thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Thật ra vì mặt khả năng lập trình, người Việt ta không thua bất kỳ ai. Chỉ tiếc là khả năng ngoại ngữ của ta rất kém nên không đủ sức canh tranh với các nước khác. Riêng với thị trường Nhật, thị trường lớn thứ 2 trên thế giới thì khả năng canh tranh của ta không hề thua kém ai, nếu phải cạnh tranh thì đối thủ của chúng ta chính là Trung Quốc. Nhưng trong thời gian qua, Trung Quốc đã mất đi sức cạnh tranh với Việt Nam vì lý do những sản phẩm của Nhật được gia công tại Trung Quốc thường xuất hiện tại thị trường Trung Quốc ngay khi bàn giao với một tên gọi khác.

Tất nhiên đó chỉ là nhận định chủ quan của Khoa, nhưng để có thể gia công được cho thị trường Nhật Bản như cách làm mà các công ty khác hiện nay đang thực hiện thì không khó có được những bước đi nhảy vọt. Vì vậy Khoa nghĩ ra ý tưởng đào tạo kỹ sư cầu nối. Có nghĩa chỉ cần một người học tiếng Nhật sau đó hướng dẫn 5 người khác cùng làm. Nhóm có 6 nhưng thực chất là 5, nên Khoa mới gọi 1 + 5 = 5. Như vậy chỉ cần một thời gian ngắn mình vẫn có đủ số lượng lập trình viên để đủ sức nhận các dự án từ phía Nhật.

VINASA (Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam) đã đưa ra dự báo về mức doanh số xuất khẩu phần mềm của Việt Nam sang Nhật Bản. Tính toán này cho thấy ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam có thể đạt doanh số khoảng 350 triệu USD xuất khẩu phần mềm vào Nhật Bản vào năm 2010, đạt khoảng 10% thị trường gia công phần mềm của Nhật Bản. Hiện thị trường phần mềm Nhật Bản có doanh số khoảng 130 tỷ USD/năm (2003), trong đó 30% được đưa đi gia công ở nước ngoài. Nhật Bản là thị trường phần mềm lớn thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ.

* PV: Nói thì đơn giản nhưng làm thế nào để người kỹ sư cầu nối mà anh đào tạo được phía Nhật tin tưởng?

- NBK: Do có thời gian làm lập trình viên tại Nhật, tôi có nhiều quan hệ với các công ty lớn nên khi nghĩ ra ý tưởng này tôi đã về Việt Nam cùng một số người bạn thành lập Công ty Kobe~ (Công ty Thần Hộ). Mục tiêu của công ty là xây dựng một Cổng cung ứng nhân lực và phát triển công nghệ thông tin Việt - Nhật (JVPE Gateway), với tiêu chí tạo cầu nối để liên kết doanh nghiệp 2 nước, trong đó Thần Hộ đóng vai trò chủ trì cổng, điều tiết chung các dự án nhân lực.

Nhưng nếu chỉ có Thần Hộ thì không đủ nên chúng tôi đã chọn một đối tác Nhật Bản là Unico Việt Nam (Công ty con của Tập đoàn Unico Technos, chuyên gia công phần mềm cho các tập đoàn điện tử lớn của Nhật) để thành lập liên doanh UK Brain. Sau khi đào tạo qua tiếng Nhật (6 tháng), các kỹ sư này sẽ được đào tạo thêm về kỹ thuật lập trình (từ 1-6 tháng), sau đó sẽ qua Nhật và làm việc trong các dự án cùng với các kỹ sư của Nhật.

Người dạy các bạn lập trình viên cũng chính là những người đang phụ trách từng dự án. Như thế sẽ giảm bớt rất nhiều khó khăn khi các bạn qua Nhật làm việc. Nếu làm việc tốt, chỉ sau 1 dự án (thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm), chúng tôi đã có được một kỹ sư cầu nối. Kỹ sư này sẽ trở về Việt Nam và phụ trách 5 bạn lập trình viên khác để trở thành một bộ 5 đáp ứng đủ yêu cầu của phía Nhật. Tổng kinh phí cho dự án này khoảng 200.000 USD/năm.

* PV: Hiện nay nhiều công ty than phiền là sinh viên công nghệ thông tin ra trường chưa đáp ứng đủ yêu cầu, vậy qua đợt tuyển vừa qua anh có nhận xét như thế nào về chất lượng các thí sinh dự tuyển?

- NBK: Các công ty than phiền là do tiêu chí họ lấy là phải làm được việc theo yêu cầu của đơn vị. Tuy nhiên, theo tôi yếu tố này không quan trọng, bằng chứng là tôi học xây dựng nhưng khi được đào tạo lập trình để làm các dự án chuyên về xây dựng tôi có thể làm tốt hơn những lập trình viên không có kiến thức về xây dựng. Vì vậy trong những sinh viên dự tuyển khóa đào tạo kỹ sư cầu nối, chúng tôi chọn rất nhiều ngành nghề khác nhau không cần chuyên CNTT.

Đơn cử đợt 1 vừa thi tuyển xong, trong số 65 thí sinh trúng tuyển chỉ có 34 sinh viên chuyên ngành CNTT. Con về tiêu chí, chúng tôi chia làm 5 với độ ưu tiên: giao tiếp, thái độ, tính cách, kinh nghiệm và năng lực. Chúng tôi coi trọng 3 yếu tố đầu, hai yếu tố sau chỉ để tham khảo. Còn đánh giá về chất lượng các thí sinh dự tuyển tôi thấy sinh viên mình rất kém trong phần giao tiếp, mặc dù các buổi phỏng vấn đều bằng tiếng Việt. Cụ thể chỉ tiêu tuyển trong đợt này là 80 nhưng chúng tôi chỉ chọn được 65 người trong gần 250 thí sinh dự tuyển.

* PV: Khóa đào tạo kỹ sư cầu nối này có rất nhiều lập trình viên từ các doanh nghiệp khác tham gia dự tuyển do mức lương khởi điểm của kỹ sư rất cao khoảng 2.000USD (gấp 3 lần lương của một lập trình viên đang làm việc). UK Brain có bị phản ứng gì từ các doanh nghiệp đang có các dự án gia công với Nhật?

- NBK: Đúng là mức lương khởi điểm cao, nhưng cách làm của UK Brain được rất nhiều doanh nghiệp ủng hộ. Cụ thể Global Cybersoft còn gọi điện qua chúng tôi và xin gửi khoảng 10 người, đồng thời còn yêu cầu xin được đóng kinh phí cho số nhân viên này. Nhưng chúng tôi chỉ nhận được 3 người và không lấy kinh phí vì đây là chương trình đào tạo miễn phí, sau khi hoàn tất các kỹ sư này phải làm việc cho chúng tôi 3 năm. Hay như TMA cũng xin gửi nhưng chúng tôi không thể nhận được. Như đã nói ở trên, chương trình này nhằm nối kết các doanh nghiệp giữa hai nước với nhau, không phải qua trung gian cho nên các doanh nghiệp muốn gửi nhân viên nhiều hơn là phản ứng, vì sau 3 năm nếu nhân viên đó trở thành kỹ sư cầu nối giỏi, doanh nghiệp sẽ được lợi nhiều hơn.

* PV: Anh có thể cho biết mức chênh lệch giữa nhận gia công trực tiếp và qua trung gian như thế nào?

- NBK: Hiện nay không có kỹ sư cầu nối, nên hầu hết các hợp đồng gia công với Nhật đều phải qua trung gian. Chênh lệch này khá lớn, ví dụ một dự án nếu nhận trực tiếp là 2.200 USD, còn nhận qua trung gian chỉ được 1.800 USD. Nhưng điều này không quan trọng bằng sản phẩm do Việt Nam gia công kém sức cạnh tranh vì phía trung gian (vì là người Nhật) nên họ giao lại cho nhà sản xuất tối thiểu cũng 3.000 USD. Vì thế chúng tôi mới lập ra dự án này như một cây cầu giúp doanh nghiệp hai nước có thể gặp nhau trực tiếp. Đồng thời cũng là nơi để các lưu học sinh Việt Nam (khoảng 1.300 người) quay về nước làm việc mà vẫn có được mức lương tương đương như ở Nhật Bản.

* PV: Như vậy việc đào tạo kỹ sư cầu nối chính là cách nhanh nhất giúp Việt Nam có được những hợp đồng gia công lớn. Hay nói cách khác là chìa khóa để có thể chiếm được 10% thị phần thị trường gia công phần mềm Nhật Bản trong tương lai?

- NBK: Tất nhiên rồi. Tôi rất kỳ vọng vào dự án này nhưng để có thể gia công được 10% chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều. Thử làm một phép tính, để có thể gia công được 350 triệu USD chúng ta cần hơn 14.500 kỹ sư. Nhưng nếu có kỹ sư cầu nối con số này sẽ giảm xuống rất nhiều, chỉ cần 2.900 kỹ sư. Khóa đầu tiên, chúng tôi đào tạo 80 người, nhưng các khóa sau sẽ tăng hơn, dự kiến năm đầu tiên khoảng 200 người. Ngoài việc đào tạo, chúng tôi cũng tìm kiếm nguồn nhân lực ngay từ khi mới vào đại học. Hiện chúng tôi đang có chương trình hỗ trợ học bổng cho 4 trường ĐH, mỗi trường 52 sinh viên, hàng tháng chúng tôi sẽ hỗ trợ 2.000 Yen (khoảng 300.00 đồng)/sinh viên cho đến khi tốt nghiệp.

* PV: Xin cảm ơn ông.

Các tin tức khác:

Website ảnh khoả thân kiện Google

Sôi động thị trường SIM nhiều số

Administering CISCO QoS for IP Networks

19,2 tỷ tài liệu của Yahoo là không chính xác

Đi 130 km để gửi e-mail kêu gọi cứu trợ

Mỹ triển khai hệ thống cảnh báo tấn công trực tuyến

Tấn công web làm thương mại điện tử mất uy tín

Thư rác điện tử Việt Nam

Tuần lễ Tin học lần 13: Chỉ còn khoảng 1/5 gian hàng

Fifa Street - bóng đá 'phủi' của các ngôi sao

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone