Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

2010: hướng tới Việt Nam điện tử

Phát triển công nghệ thông tin-truyền thông (CNTT-TT) đang được Chính phủ Việt Nam ưu tiên là nhiệm vụ hàng đầu, tập trung sức mạnh của tât cả các ngành, lĩnh vực khác nhau. Phác thảo tương lai của nền CNTT-TT nước ta trong thời gian 5 năm, 10 năm kế tiếp vừa được Bộ BCVT công bố - hướng tới một Việt Nam điện tử, cùng thời gian diễn ra Telecomp-Electronics 2004. 

Hiện trạng ngành CNTT-Viễn thông Việt Nam

Ứng dụng CNTT hiện đang trở thành yếu tố quyết định cho sự phát triển của một số ngành kinh tế trọng điểm như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông...Thống kê cho thấy, 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT-TT vào quản lý sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế. Hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang Web, nhiều tờ báo điện tử và hàng chục trang tin điện tử các loại góp phần đáng kể vào công tác thông tin, tuyên truyền và đối ngoại.

Giáo sư-Tiến sỹ Đỗ Trung Tá - Bộ trưởng Bộ BCVT phát biểu về Chính sách Phát triển CNTT và Truyền thông Việt Nam: 'Bộ máy tổ chức trong lĩnh vực BCVT và CNTT Việt Nam ngày càng được kiện toàn với việc thành lập Cục ứng dụng CNTT và các Sở BCVT tại các tỉnh, thành phố cũng như việc thành lập Tập đoàn BCVT, Viễn thông Việt Nam.

Thị trường BCVT, CNTT đã chuyển đổi từ độc quyền sang cạnh tranh và hội nhập quốc tế với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Cước các dịch vụ viễn thông đang được điều chỉnh theo cơ chế thị trường và hướng tới khách hàng. Cơ sở hạ tầng CNTT và Truyền thông thế hệ mới đang dần hình thành, các loại dịch vụ BCVT và CNTT ngày càng đa dạng, sự hội tụ giữa các công nghệ Viễn thông-Internet và Phát thanh truyền hình đã được thử nghiệm. Công nghiệp CNTT đang khởi sắc.

Tốc độ tăng trưởng chung của ngành CNTT và Truyền thông đạt mức trung bình 25%/năm.Tính đến tháng 10/2004, mật độ điện thoại của Việt Nam đã đạt 11,78 máy/100 dân. Tổng số thuê bao Internet là 1,54 triệu, đạt tỷ lệ người sử dụng 6,74%. 100% các trường Trung học phổ thông trở lên đã có Internet. Việc ứng dụng CNTT đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước.

Với thị trường trên 80 triệu dân, Việt Nam phấn đấu trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn và tin cậy của các đối tác CNTT và Truyền thông khu vực và quốc tế. Bộ BCVT cam kết sẽ tạo điều kiện và môi trường tốt nhất cho tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng nhau hợp tác và phát triển vì lợi ích chung của cả hai bên'.

Về hiện trạng hạ tầng viễn thông và Internet, đã xây dựng được mạng viễn thông rộng khắp có công nghệ hiện đại. Giai đoạn 1998-2003, tăng trưởng thuê bao điện thoại cố định của Việt Nam đạt 20,3%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của ASEAN (8,9%). Tỷ lệ xã có điện thoại là 96,27%. Giai đoạn 2001-2003, tốc độ tăng trưởng mật độ người sử dụng Internet đạt 123%/năm, cao nhất trong khu vực ASEAn+3. Hiện tại, đã có 1,5 triệu thuê bao Internet (35.000 thuê bao băng rộng). 5,5 triệu người sử dụng Internet với mật độ 6,7%. Dung lượng kênh Internet quốc tế lên tới 1,67 Gb/s.

Ngành Công nghiệp CNTT-Truyền thông có tốc độ phát triển trung bình 25% năm. Tổng giá trị, tính riêng năm 2003 đã đạt 1,65 tỷ USD. Công nghiệp phần cứng máy tính đạt 850 triệu USD, công nghiệp viễn thông đạt 180 triệu USD và công nghiệp điện tử đạt 500 triệu USD, công nghiệp dịch vụ phần mềm đạt 120 triệu USD.

Phát triển CNTT và TT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Với CNTT-TT làm nòng cốt, VN, đến năm 2020 sẽ chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, trở thành nước có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mục tiêu đề ra năm 2010, CNTT-TT đạt trình độ phát triển trung bình khá trong khối ASEAN. Năm 2020, trở thành một trong những nước tiên tiến trong khu vực ASEAN về phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Quan trọng nhất là xây dựng Việt Nam điện tử - phát triển Công dân điện tử; Chính phủ điện tử; Doanh nghiệp điện tử và phát triển Giao dịch, Thương mại điện tử.

Cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet Việt Nam đi thẳng vào công nghệ hiện đại, phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, đa dạng hóa, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin, giá cước thấp.

Mục tiêu đặt ra phấn đấu đến 2010, mật độ ĐT đạt 32-35 máy/100 dân, riêng mật độ ĐT cố định đạt 14-15 máy/100 dân. Mật độ thuê bao Internet là 13 thuê bao/100 dân (trong đó, 30% là thuê bao băng rộng), mật độ bình quân máy tính cá nhân là 10 máy/100 dân; với 10.000 trạm ĐT công cộng, 4.000 điểm truy cập Internet công cộng.

Với định hướng thị trường chuyển mạnh từ độc quyền sang cạnh tranh, sẽ có số lượng doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng từ 4-6 đơn vị. Bộ BCVT cũng không hạn chế bán lại đầu cuối, bán lại dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, VoIP/Internet. Các doanh nghiệp truyền hình số, cáp được khuyến khích cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng và các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ viễn thông được khuyến khích cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình qua Internet và dịch vụ nội dung.

Chiến lược 4-5-9

Định hướng cho sự phát triển CNTT-TT đến năm 2010, Bộ BCVT hiện đang đề ra chiến lược bốn dự án ưu tiên, năm chương trình và chín giải pháp. Bốn nhóm dự án ưu tiên cấp quốc gia sẽ có tính chất đột phá, tạo môi trường và nền móng cho ứng dụng rộng rãi CNTT-TT trong tất cả các ngành kinh tế-xã hội, có tính khả thi cao, mang lại kết quả nhanh, ảnh hưởng rộng. Đó là xây dựng nền tảng cho phát triển xã hội điện tử; xây dựng nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử; xây dựng và phát triển hệ thống mạng trọng điểm, tăng cường năng lực truy cập Internet; Tăng cường năng lực quản lý CNTT-TT quốc gia. Cụ thể cho nhóm dự án đầu tiên - nền tảng cho Công dân điện tử - sẽ sản xuất 1 triệu thiết bị kết nối Internet giá rẻ. Phổ cập tin học cho 20 triệu người dân, xây dựng 1 triệu trang thông tin điện tử phục vụ cộng đồng, đào tạo 30.000 cán bộ chuyên ngành CNTT-TT...

Năm Chương trình trọng điểm là đẩy mạnh ứng dụng E-Việt Nam; Phát triển công nghiệp; Phát triển hạ tầng viễn thông và Internet; Phát triển nguồn nhân lực; và hoàn thiện môi trường. Triển khai các chương trình này sẽ mang tính đột phá, liên ngành. Đầu tư từ nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó đầu tư của nhà nước mang tính hỗ trợ, thúc đẩy. Đồng thời, được cụ thể hóa thành hệ thống các Dự án ưu tiên, theo từng giai đoạn, phục vụ trực tiếp việc thực hiện các mục tiêu chiến lược CNTT-TT và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Chín giải pháp được chia thành ba nhóm mục đích là: Nhóm Tăng cường năng lực với ba giải pháp: Nhận thức; Thực hiện và quản lý. Nhóm Phát triển nguồn lực với giải pháp: Tài lực; Nhân lực và Trí lực. Nhóm Hoàn thiện môi trường với giải pháp: Pháp lý, chính sách; Liên kết, hợp tác và Thị trường.

Các tin tức khác:

Macromedia nâng cấp Flash MX 2004

Thiết kế biểu tượng cho phần mềm với IconCool Editor

HP iPaq rx3715

10 sự kiện công nghệ thông tin thế giới năm 2004

Microsoft "ép buộc" khách hàng cài Windows XP SP2

Thông tin mới về Internet Explorer 7

Hà Nội: Khuyến mại lắp đặt điện thoại cố định

'Half-Life 2' ra mắt

Bùng nổ trojan trên mạng Internet

IBM ban hành bản sửa lỗi cho các lỗ hổng nghiêm trọng

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone