Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

2005: Công nghiệp phần mềm cần tăng tốc

"Sự phát triển ngành công nghệ thông tin (CNTT) ở TP.HCM đã có những bước tiến đáng kể trong năm 2004. Tuy vậy, so với yêu cầu phát triển thì có lẽ vẫn ở mức chưa đạt"...

Ông Trần Thành Trai, trưởng Khoa CNTT trường ĐH Mở Bán công đã bày tỏ sự lo ngại như trên với cộng đồng CNTT vào chiều 7/1, tại buổi gặp gỡ "First Friday" (Thứ Sáu đầu tiên mỗi tháng) đầu tiên của năm 2005, do Hội Tin học TP.HCM (HCA) tổ chức.

Tại buổi gặp gỡ này, đã có nhiều ý kiến đóng góp sôi nổi nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp CNTT vừa và nhỏ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực CNTT, chuẩn hoá công tác đào tạo CNTT trong xã hội....

"Chưa đạt doanh số 500 triệu USD, theo tôi, trách nhiệm trước hết phải thuộc về Chính phủ" - TS Nguyễn Trọng, nguyên chủ tịch HCA đã phát biểu như trên. Theo ông, mặc dù năm qua Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành CNTT và được đánh giá là rất tốt, song doanh thu từ các doanh nghiệp phần mềm trong năm 2004 cũng chỉ mới đạt được 150 triệu USD. Vì vậy, mục tiêu doanh thu nội địa và xuất khẩu đạt mức 500 triệu USD trong năm 2005 dường như chỉ là con số kỳ vọng. Theo nhận xét của ông, sau khi ban hành Thông tư 123/2004/TT-BTC về thực hiện thuế ưu đãi với doanh nghiệp phần mềm, Chính phủ đã không... làm gì thêm.

Mặc dù Chính phủ đã có chính sách phát triển ngành CNTT nhưng sau khi có chính sách thì lại không hề có một kế hoạch nào để cụ thể hoá và triển khai chiến lược phát triển. Ông Trần Thành Tài, cố vấn tổng giám đốc Công ty Phát triển Phần mềm Sài Gòn đã nêu nhận xét: Do không có các mục tiêu cụ thể hàng năm, vì vậy mà chính sách phát triển thiếu sự đồng bộ, các biện pháp tổ chức vì vậy mà không đầy đủ hoặc không khả thi, không huy động sự đầu tư từ phía xã hội. Việc phát triển công nghiệp CNTT vẫn còn mang tính tự phát và thiếu sự đồng bộ.

Ông Diệp Văn Sơn (Bộ Nội vụ) cũng nêu đề nghị: Giới CNTT TP.HCM cần quan tâm giúp cho Văn phòng UBND TP.HCM thực hiện thành công Đề án Tin học quản lý hành chính nhà nước.

Năm 2005 là năm cuối cùng thực hiện đề án Tin học quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, ngay tại UBND TP.HCM, chỉ có khoảng 20/65 chuyên viên sử dụng thường xuyên để truy cập thông tin và soạn thảo văn bản, 45/65 nhân viên còn lại rất ít sử dụng máy tính, không biết cách truy tìm thông tin trên mạng và không biết soạn thảo văn bản. Mỗi ngày, UBND TP.HCM nhận khoảng 200 văn bản hồ sơ gửi đến và 120 văn bản gửi đi, số lượng lớn nhưng chủ yếu chỉ tự làm... bằng tay. Mạng tin học diện rộng hầu như không giúp ích được gì. Khi có việc cần gấp văn bản, Phòng Hành chính phải tự đánh máy hoặc cầm đĩa mềm 1,44 M đến từng Sở xin chép vào đĩa để mang về!

Ông Diệp Văn Sơn kết luận: Từ thực trạng ứng dụng CNTT tại Văn phòng UBND TP.HCM, cơ quan đầu mối chủ trì triển khai tin học hoá quản lý hành chính nhà nước, có thể "suy ra não trạng chung của TP.HCM hiện nay".

Các tin tức khác:

Red Hat mua phần mềm máy chủ Netscape

Chuyến bay đầu tiên hỗ trợ kết nối Wi-Fi

Một số biện pháp mới chống trộm điện thoại di động

Website marketing tạo ra sự khác biệt lớn

Microsoft tung ra sớm bản beta của Windows Vista

Cách quản lý phần mềm trên Mandrake Linux

Microsoft: 2005 là năm của máy chủ Windows

Những điều kiện để thiết kế website

iPod là nguyên nhân của làn sóng tội phạm?

Microsoft lại quyết định ''bỏ'' dòng Windows 2000 Server

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone