Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
1.000 website đang hoạt động tại Việt Nam
Trả lời phóng viên xung quanh việc website tintucvietnam.com bị đóng cửa và một số bất cập trong quy chế hiện hành liên quan đến quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử (website) trên lntemet, ông Nguyễn Chí Dũng - Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Văn hoá & Thông tin, cho biết:
Việc đình chỉ website tintucvietnam.com là do trang tin này hoạt động báo chí không có giấy phép, vi phạm Điểm 2, Khoản b, Điều 6 của Nghị định 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin. Ngày 11/01/2005, Thanh tra Bộ Văn hoá - Thông tin có Quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty Vinacomm mà đại diện là ông Vương Vũ Thắng thường trú ở 25 Vạn Bảo, quận Ba Đình, Hà Nội, với mức phạt là 20 triệu đồng và đình chỉ hoạt động trang tin này.
Việc quản lý thông tin của các website ở Việt Nam được thực hiện thế nào thưa ông?
Quản lý thông tin của các website có nội dung thông tin khác nhau được thực hiện với sự phối hợp của các Bộ, ngành chức năng, trong đó có Bộ Văn hoá - Thông tin, Bộ Bưu chính - Viễn thông, Bộ Công an, v.v ..., quy định tại Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 21/08/2001 của Chính phủ về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Intemet.
Số website đang hoạt động ở Việt Nam khoảng bao nhiêu và liệu có ít hơn so với các nước đang phát triển khác không?
Đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức và chính xác về số website đang hoạt động. Tuy vậy, theo chúng tôi, con số 1000 website có thể tương đối sát với thực tế. Số website hiện có ở nước ta chỉ bằng 1/15 của Thái Lan. Đây là điều dễ hiểu vì Việt Nam mới mở cổng kết nối Intemet quốc tế từ cuối năm 1997, chậm hơn nhiều so với Thái Lan và một số nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, v.v...
Hơn nữa, việc phát triển các website còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh tế, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực và cả nhu cầu của các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Và điều này cũng lý giải tại sao số lượng người sử dụng Intemet của Việt Nam thấp hơn các nước nêu trên.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận thực tế, trong một vài năm gần đây số lượng các website của Việt Nam và người sử dụng Intemet tăng đáng kể và chắc chắn sẽ còn tăng rất nhiều trong thời gian tới. Nhà nước ta luôn xác định viễn thông và Intemet là ngành công nghiệp mũi nhọn, có ảnh hưởng đến hầu hết các ngành khác. Được biết, trong thời gian sắp tới, Chính phủ sẽ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Intemel đến năm 2010.
Dư luận cho rằng một số điều của quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử (website) trên Intemet do Bộ VHTT ban hành không còn phù hợp với thực tiễn nữa và cần phải được sửa đổi?
Quyết định số 27/2002/QĐ-BVHTT ngày 10/10/2002 của Bộ Văn hoá - Thông tin về việc ban hành quy chế quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử (website) trên Internet nhằm hướng dẫn cụ thể Nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 1/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet. Quy chế này đưa ra những quy định cần thiết trong quản lý thông tin của các website, các nhà cung cấp thông tin tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau hơn hai năm thực hiện Quyết định 27, cùng với sự phát triển rất nhanh chóng của Internet, một số nội dung nêu trong quy chế cần được bổ sung, điều chỉnh cũng là điều dễ hiểu và đó cũng là trách nhiệm của Bộ Văn hoá - Thông tin.
Cám ơn ông.